- 0T 0T TDNH 0T 0T góp phần xây dựng sơ cở 0T 0T hạ tầng nông thôn:
2015 VÀ TẦM NHÌN
3.1.1. Các căn cứ nền tảng xây dựng phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng NNNT của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngã
triển hoạt động tín dụng NNNT của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
3.1.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế NNNT Việt Nam trong
quá trình CNH-HĐH đến năm 2015 và tầm nhìn 2020
*Phương hướng0T0Tphát triển:
0T0TPhát triển sản xuất nông nghiệp ( bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp).
Phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị
trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lựcđượcđào tạo, thích ứng với biếnđổi khí hậu, bảo
vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi
vùng, mỗiđịa phương .
Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp
bản quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản
Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo,
đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.
Phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động
cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức
mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.
* Mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao,
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng. Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông nghiệp là 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%. Tốc độ tăng trưởng giá trị SXNN bình quân từ 4,3%- 4,7%/ năm. Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5- 4%/năm. Độ che phủ của rừng đạt 44 - 45%. Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.
Để đạt được mục tiêu này thì chính sách đầu tư là hết sức bức bách. Vốn đầu tư ngân sách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, thuỷ lợi, điện, chợ, hệ thống nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đầu tư cải tạo sông, hồ thoát lũ, phát triển rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường, nguồn lợi ven biển. Vì vậy, Nhà nước sẽ có nhiều chủ trương,
chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển sản xuất hàng hoá ở khu vực NNNT. Đây là cơ hội rất thuận lợi để0T0Tmở rộng và0T0Tnâng cao hiệu quả0T0THĐTD0T0Tđối với lĩnh vực này.
3.1.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế NNNT Quảng Ngãi giai đoạn 2015 -0T0T2020
- Phương hương phát triển:0T Phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững về sinh thái, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp
sạch có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng ra xuất khẩu. Phát triển
xuất nông sản hàng hóa với đảm bảo chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn thực
phẩm. Hình thành những vùng chuyên canh như vùng lúa chất lượng cao, vùng thâm canh rau sạch áp dụng quy trình, kỹ thuật hiệnđại vào sản xuất, tăng giá trị đầu tư/ha
đất canh tác. Đầu tư phát triển lâm nghiệp theo hướng đẩy mạnh công tác trồng rừng, kết hợp với khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn. Đầu tư
xây dựng hệ thống kết cấuhạ tầng thủy sản.
- Mục tiêu:0T0TTốc độ tăng trưởng giá trị SXNN tăng bình quân 4 – 4,5%/năm; đến năm 2020, sản lượng lương thực bình quân đầu người tương ứng 307 kg, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp đạt 55 triệu đồng. Cơ cấu nông nghiệp trong GDP khoảng 18 – 20%, tỷ trọng lao động nông nghiệp năm 2020 giảm
còn 40% tổng lao động xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 4 – 5%/năm (vùng đồng bằng giảm 2 - 3%/năm; vùng miền núi giảm 5 – 7%/năm), độ che phủ của rừng năm
2020 trên 50%
3.1.1.3.0T0TPhương0T0Thướng và mục tiêu phát triển0T0THĐTD0T0Tđối với lĩnh vực0T0TNNNT của
Agribank Việt Nam.
- Phương hướng:0T Giữ vững và phát huy là một NHTM nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệở nông thôn, tập trung xây dựng NHNo & PTNT Việt Nam thành Tập đoàn tài chính. Tập trung toàn bộ hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong nước, nước ngoài nhằm chủ động về
nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trước hết là các hộgia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, DNTN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp
ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, bảo đảm tỷ lệdư nợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ. Đẩy mạnh cho vay khép kín từ sản xuất
đến chế biến, tiêu thụ, trước hết tập trung vào các nông sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tạo ngoại tệ cho nền kinh tế. Đổi mới và phát triển mạnh công nghệ ngân hàng, cung cấp thêm các sản phẩm tín dụng, tiện ích, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đủ
sức cạnh tranh và hội nhập
- Mục0T0Ttiêu: Các mục tiêu chung đến năm 2020 là: Nguồn vốn tăng bình quân 16-18%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 14-16%/năm trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng tối đa 40%/tổng dư nợ, nợ xấu dưới 5%/tổng dư nợ.
Mục tiêu về đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là: giữ vững tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng khoảng 55%/tổng dư nợ và đạt mức tăng trưởng bình quân 18-20%/năm. Duy trì số hộ có quan hệ tín dụng, thanh toán với
Agribank như hiện nay gắn với việc tăng nhanh số hộ gia đình, cá nhân có sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank. Tăng suất đầu tư để nâng mức dư nợ bình quân/hộ đạt 50 triệu đồng vào năm 2020. Phấn đấu cuối năm 2020 dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng trên 50%/tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Tại khu vực nông thôn, Agribank chiếm tỷ trọng 70-75% số hộ thuộc nhóm khách hàng còn lại ( trừ nhóm khách hàng là hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách).