Xác định, lựa chọn đối tượng ưu tiên và chính sách tín dụng ưu đãi để

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với LĨNH vực NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN tại AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 99)

- 0T 0T TDNH 0T 0T góp phần xây dựng sơ cở 0T 0T hạ tầng nông thôn:

2015 VÀ TẦM NHÌN

3.2.2.2 Xác định, lựa chọn đối tượng ưu tiên và chính sách tín dụng ưu đãi để

mở rộng đối tượng cho vay.

0T0T- Xác định đối tượng cho vay:0T0TĐối tượng cho vay là mọi cá nhân, hộ sản xuất0T0Tkinh doanh, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn của tỉnh Quảng Ngãi.

- Chính sách tín dụng ưu đãi. Như chúng ta đã biết Quảng ngãi là một tỉnh có

địa hình tương đối phức tạp, đồi núi và biển nhiều, thời tiết thì khắc nghiệt, hạn hán và thiên tai hay xảy ra, dân cư sống thưa thớt, ít tập trung.Do đó, với phương châm xem đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu hàng đầu. Chi nhánh cần phải có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi như ưu đãivề vốn đầu tư, lãi suất đầu tư và cũng cần phải có cơ cấu vốn hợp lý giữa ngắn hạn và trung hạn để phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao cơ sở vật chất cũng như đời sống tinh thần chongười dân vùng nông thôn để hướng đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tác động bằng chính sách tín dụng ưu đãi để đầu tư vốn vào lĩnh vực NNNT của chi nhánh nhằm khai thác tốt nhất sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp phục vụ cho kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

0T0T Tiếp tục xác định hộ sản xuất kinh doanh nói chung, hộ nông dân nói riêng0T0Tlà

bạn đồng hành của Agribank Quảng Ngãi

0T0T- Lựa chọn các ngành,0T0Tnghề cho vay:

Agribank chi nhánh Quảng0T ngãi 0Tnhằm mục tiêu phục vụ phát triển toàn diện các ngành nghề trên địa bàn. Tuy nhiên xác định cho vay, ưu tiên phát triển các ngành nghề mũi nhọn kinh tế đã được Đảng bộ và chính quyền cơ sở đề ra trong0T0TNghị quyết và kế hoạch 5 năm, 10 năm và có tính chất dài hạn, truyền thống tại0T0Ttỉnh Quảng Ngãi.

0T0T+ Cho vay nhằm phát triển ngành thủy sản:0T0TTrước hết là cho vay khai thác, đánh bắt thủy, hải sản. Trọng tâm là đầu tư vào mua sắm máy móc, thiết bị, đóng mới tàu, thuyền, khuyến khích hướng đánh bắt xa bờ, bảo vệ thềm lục địa. Cho vay thu mua, chế biến thuỷ, hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

0T0TTiếp tục cho vay mua nguyên liệu, chế biến đối với các hộ, các doanh nghiệp nhỏ có cơ sở thu mua, chế biến truyền thống.

Vốn tín dụng tiếp tục giữ vững và thúc đẩy hậu cần nghề cá tại địa phương. Cho vay nuôi thuỷ, hải sản: tập trung chủ yếu là cho vay nuôi tôm nước lợ.

Về lĩnh vực này, xác định cho vay chính là xây dựng và củng cố các ao, hồ

nuôi, khuyến khích xây dựng áp dụng khoa hoc kỹ thuật nhằm nuôi tôm thâm canh thay cho quảng canh, tự phát. Đồng thời có phương án phòng, chống dịch bệnh tôm

trong quá trình nuôi tôm.

Cho vay mua nguyên liệu, thức ăn, tôm giống hướng người nuôi tôm chọn nguồn thức ăn tốt, giống ở những cơ sở được0T0TSở thuỷ sản cấp phép và đãkiểm dịch.

Hiện nay vấn đề dẫn đến thất thu, thua lỗ của cá nhân và các tổ chức nuôi tôm là chưa thực hiện được việc phòng và chống dịch bệnh tôm. Vì vậy nó còn đòi hỏi sự hổ trợ giúp đỡ của chính quyền địa phương, từ sở thuỷ sản, các tổ chức khuyến ngư đối với việc hướng dẫn và triển khai các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm giúp nghề nuôi tôm khắc phục thực trạng này.

+ Cho vay nhằm tác động vào nông nghiệp theo hướng thay đổi cơ cấu trong sản xuất, chủ yếu khai thác vào việc nuôi và trồng ra các sản phẩm, hàng hoá có giá trị tiêu dùng cao trên thị trường.

Thực tế tại địa phương ngành nông nghiệp phần lớn diện tích là trồng lúa, màu nhưng ruộng không nhiều,0T0Tít0T0Tphì nhiêu, màu mỡ nên năng suất thấp, sản phẩm phục vụ tiêu dùng là chính, có bán ra thị trường thì giá trị thu nhập thu lại không cao, do chi phí lớn. Vì vậy tín dụng, cùng với tổ chức khuyến nông, tư vấn cho hộ nông dân nên chú trọng vào kinh tế vườn, kinh tế trang trại, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, thay đổi cơ cấu cây trồng có năng suất, có hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu thị trường và các khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng phát triển.

+ Chi nhánh0T0Tcần phải tích cực phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn đi sâu, nghiên cứu,sắp xếp, phân loại hộ, tổng hợp các dự án kinh tế, trên cơ sở đó, chọn lọc các dự án có hiệu quả để có thể đầu tư lớn hoặc chỉ đầu tư ở mức vừa phải. Có như vậy, dự án mới phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn về vốn cho0T0TChi nhánh. Trong

thời gian tới,0T0TChi nhánh0T0Tcần tập trung vốn đầu tư và có những chính sách tín dụng ưu đãi vào các lĩnh vực sau:

- Cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.

- Cho vay phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

- Cho vay phát triển ngành nghề ở nông thôn.

- Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.

- Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệptrên địa bàn nông thôn.

- Cho vay theo chương trình kinh tế của Chính phủ. 3.2.2.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay vốn

Với sự đa dạng, phong phú của kinh tế NNNT, các chủ thể tham gia đầu tư phát triển SXNN có thể là các doanh nghiệp, HTX hay các HSX nhận đất khoán, đất đấu thầu, đất vườn, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoặc kết hợp với nông, lâm, ngư nghiệp, có nơi là kết hợp với sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gia công chế biến. Mỗi loại hình có những đặc thù riêng,0T0TChi nhánh0T0Tcần phải phân chia cụ thể các chủ thể vay vốn để xác định đúng đối tượng cho vay, đảm bảo thuận lợi cho việc giải ngân, giám sát quy trình và mục đích sử dụng vốn. Các phương thức vay vốn0T0Tcủa Chi

nhánh0T0Tcần triển khai:

* Thứ nhất:0T0TThực hiện phương thức cho vay từng lần, rút tiền vay nhiều lần theo nhu cầu vốn thực tế ở các thời gian khác nhau đối với0T0THSX.0T0TDo đặc điểm luân chuyển vốn của các hộ0T0TSXNN phụ thuộc vào chu kỳ sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi trồng nên chi phí đầu tư thường bỏ dần trong suốt thời gian nuôi trồng. Vì vậy,0T0TChi nhánh0T0Tcần thực hiện phương thức cho vay0T0Ttừng0T0Tlần nhưng rút tiền nhiều lần. Theo phương thức này, khách hàng chỉ cần ký kết hợp đồng tín dụng0T0Thoặc sổ vay vốn0T0Tmột lần nhưng được phép rút tiền nhiều lần0T0Ttrong số tiền cố định đã cho vay, mỗi lần rút tiền, khách hàng chỉ cần ký vào giấy nhận nợ đúng với số tiền mình rút trong lần đó, thời hạn của giấy nhận nợ mỗi lần không vượt quá thời hạn hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn0T0Tđã ký ban đầu, lãi suất có thể cố định hay thay đổi theo từng thời điểm rút tiền (phải thỏa thuận trước trong hợp đồng tín dụng, phụ lục sổ vay sổ vay vốn). Phương thức này mang lại nhiều thuận tiện cho cả0T0Tngân hàng0T0Tlẫn khách hàng như đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, sử0T0Tdụng vốn hợp lý, tiết kiệm, giảm bớt thủ tục ký kết hợp đồng và giảm tải cho0T0Tngân hàng.

* Thứ0T0Thai:0T0TMở rộng0T0Thình thức cho vay lưu vụ.0T0TDo đặc điểm về tính chất mùa vụ trong SXNN nên đã ảnh hưởng đến đặc điểm sử dụng vốn vay của nông dân, hết mùa vụ này đến mùa vụ khác kế tiếp nhau. Do đó, cần phải xác định thời gian cho vay linh

cho vay. Đồng thời cần phải xác định được chu kỳ của quá trình từ chuẩn bị sản xuất, sản xuất đến khi thu hoạch và chuẩn bị cho mùa vụ kế tiếp để phục vụkịp thời vốn cho quá trình sản xuất. Vì vậy, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các mùa vụ,0T0TChi nhánh0T0Tcần mở rộng hình thức cho vay lưu vụ đối với HSX ở các khu vực trồng cây công nghiệp ngắn ngày; vùng trồng cây lúa từ vụ đông sang vụ mùa. Theo hình thức

này, người nông dân khi giáp vụ chỉ cần trả hết lãi vay của vụ đó mà không cần trả gốc rồi làm đơn yêu cầu vay lưu vụ để tiếp tục đầu tư cho mùa vụ tiếp theo mà không cần phải làm lại thủ tục xin vay từ đầu. Cho vay lưu vụ cũng là hình thức giúp cho các HSX giảm các thủ tục và chủ động về vốn cho phát triển sản xuất.

* Thứ0T0Tba: Áp dụng0T0Tphương thức cho vay0T0Ttheo hạn mức tín dụng kết hợp với cho vay có đảm bảo bằng tài sản:0T0TÁp dụng cho vay đối với các hộ gia đình, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn thường xuyên. Sự kết hợp giữa phương thức cho vay theo hạn mức và cho vay có đảm bảo bằng tài sản sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng vay khi vay vốn vì khách hàng chỉ cần làm hồ sơ vay một lần nhưng thời hạn sử dụng để vay vốn trong 5 năm (thời hạn của đăng ký thế chấp tài sản). Khi khách hàng có nhu cầu về vốn để đầu tư chỉ cần đến ngân hàng lập giấy nhận nợ rồi nhận tiền theo hạn mức đã thỏa thuận chứ không phải đi ký qua nhiều cơ quan như cho vay từng lần. Khi có tiền khách hàng trả nợ, khi ấy thì hạn mức rút tiền còn lại của khách hàng tăng lên, đồng thời tiền lãi chỉ tính trên số dư nợ thực tế khách hàng đã sử dụng. Áp dụng kết hợp giữa hai phương thức này sẽ làm giảm nhiều chi phí cho khách hàng và chi nhánh, mang lại tiện ích cho khách hàng, giải quyết nhu cầu vốn kịp thời, nhanh chóng đồng thời chi nhánh sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay theo cách này làm cho dư nợ tăng trưởng, góp phần nâng cao năng suất cho vay, nâng cao hiệu quả HĐTD đối với lĩnh vực NNNT.

3.2.2.4. Đẩy mạnh phương thức cho vay thông qua tổ vay vốn

Với đặc thù là địa bàn nông thôn rộng, vùng sâu, vùng xa nhiều, khách hàng

phân tán, nhỏ lẻ, nếu để chi nhánh tự thẩm định, cho vay, đôn đốc thu nợ gốc, lãi thì sẽ không đám ứng được kịp thời vốn cho khách hàng, sẽ thiếu thông tin điều tra về khách hàng khi thẩm định, sẽ mất nhiều thời gian để đôn đốc trả nợ gốc, lãi... nhất thiết chi

nhánh phải tăng cường sự phối hợp hơn nữa với các Hội đoàn thể để tín chấp cho vay (theo Nghị quyết liên tịch 2308 với Hội nông dân, nghị quyết liên tịch 02 với Hội phụ nữ). Hình thức cho vay thông qua tổ mang lại nhiều tiện ích, nâng cao ý thức trách

nhiệm giám sát, giúp đỡ lẫn nhau, chấn chỉnh các thành viên thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Thông qua sinh hoạt tổ sẽ tạo điều kiện cho các tổ viên có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật, có kinh nghiệm trong nuôi trồng và tham khảo được các mô hình nuôi trồng điển hình. Đây cũng là hình thức giúp giảm tải cho CBTD trong việc đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay, trả lãi và gốc.

0T0T3.2.2.5. Đẩy mạnh cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay Đối với các hộ gia đình sống ở nông thôn thì tài sản chủ yếu là nhà ở, quyền sử dụng đất ở và đất trồng cây lâu năm mà giá trị của các loại tài sản này ở nông thôn thường có giá trị thấp (giá do UBND tỉnh quy định theo từng năm). Khi các hộ gia đình ở nông thôn vay vốn để đầu tư vào các dự án có số vốn tương đối thì giá trị tài sản này chưa đảm bảo giá trị theo quy định so với số vốn có nhu cầu vay, như mua xe tải, đóng mới tàu thuyền, mua máy nông nghiệp... Để tạo điều kiện cho các hộ gia đình ở nông thôn đổi mới hướng đầu tư để tăng thêm thu nhập và tạo công ăn việc làm tại chỗ, Chi nhánh cần mạnh dạng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, có thể áp dụng các điều kiện là cho vay trả góp hàng tháng hoặc phân thành nhiều kỳ trả nợ để dễ theo dõi. Hình thức cho vay này đối với lĩnh vực NNNT còn mới nên Chi nhánh mạnh dạng cho vay nhằm tăng trưởng dư nợ, hơn nữa đối tượng khách hàng này thường làm ăn hiệu quả và có thu nhập khá cao trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với LĨNH vực NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN tại AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)