HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1 Quan niệm về hiệu quả tín dụng Ngân hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với LĨNH vực NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN tại AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 29 - 31)

- 0T 0T TDNH 0T 0T góp phần xây dựng sơ cở 0T 0T hạ tầng nông thôn:

1.2.HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1 Quan niệm về hiệu quả tín dụng Ngân hàng

1.2.1. Quan niệm về hiệu quả tín dụng Ngân hàng

Bất cứ hoạt động nào cũng đòi hỏi tiêu tốn những chi phí và mang lại những kết quả nhất định. Theo từ điển Tiếng Việt thì: Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc

làm mang lại. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: Mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra chính là căn cứ cơ bản để đo lường hiệu quả và được xác định theo công thức sau:

0T0T 0T0T 0T0T Kết quả đạt được

0T0T Hiệu quả 0T0T= 0T0T 0T0T 0T 0TChi phí bỏ ra

Hoạt động chỉ mang lại hiệu quả khi và chỉ khi chỉ tiêu này lớn hơn 1, chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 bao nhiêu, hoạt động càng có hiệu quả cao bấy nhiêu. Ngược lại, khi chỉ tiêu này nhỏ hơn hay bằng 1, hoạt động xem như không đem lại hiệu quả. Đây là quan niệm chung nhất về hiệu quả. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào chủ thể và mục tiêu đặt ra mà kết quả đạt được có thể là lợi ích kinh tế hoặc lợi ích xã hội hoặc là cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích xã hội. Vì vậy, chúng ta thường có hai phạm trù về hiệu quả đó là; phạm trù hiệu quả kinh tế và phạm trù hiệu quả xã hội.

Đối với các NHTM hoạt động trong lĩnh vực NNNT thì HĐTD đối với lĩnh vực này hiện vẫn là hoạt động mang lại phần lớn thu0T0Tnhập cho các ngân hàng, vì vậy, hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực NNNT là vấn đề hết sức quan trọng và luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Nhưng để nhìn nhận một cách chi tiết, sâu sắc về hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực NNNT thì không phải là vấn đề đơn giản.

Nếu nhìn từ phương diện chủ thể tham gia, một quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng thì đơn giản chỉ là quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn. Người cho vay có trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ đúng quy trình. Như vậy, giữa hai chủ thể đã hoàn thành trách nhiệm với nhau. Nhưng xét một cách tổng thể, quan hệ tín dụng không chỉ có vậy mà nó còn đặt trong mối quan hệ với các mặt khác nhau của xã hội. Chính vì vậy, khi đề cập đến phạm trù hiệu quả TDNH đối với lĩnh vực NNNT, chúng ta phải xuất phát từ bản chất của nó, đó là:0T0Tvốn cho vay của ngân hàng được khách hàng sử dụng vào quá trình SXKD, dịch vụ một cách hiệu quả nhằm tạo ra một lượng tiền lớn hơn để hoàn trả cho ngân hàng. Qua quá trình chu chuyển tiền tệ này, ngân hàng sẽ thu lại được vốn đã cho vay và tiền lãi, khách hàng thì sử dụng vốn đi vay của NH để đáp ứng yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của mình một cách có hiệu quả. Như vậy, có thể hiểu, hiệu quả TDNH trong lĩnh vực NNNT vừa thể hiện lợi ích mang lại đối với ngân hàng (hiệu quả kinh tế) vừa thể hiện lợi ích mang lại đối với khách hàng và xã hội (hiệu quả xã hội) trong mối quan hệ với đồng vốn ngân hàng đã đầu tư.

0T0TNhư vậy, khi đánh giá hiệu quả TDNH trong lĩnh vực NNNT cần phải đánh giá trên hai góc độ, đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội như việc làm, thu nhập của người lao động, ổn định chính trị,...

Thứ nhất:0T0TVốn đầu tư của0T0Tngân hàng0T0Tđã làm gì để góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, thúc đẩy kinh tế NNNT phát triển.

Thứ hai:0T0TVốn đầu tư của0T0Tngân hàng0T0Tđã mang lại cho0T0Tngân hàng0T0Tnhững lợi ích kinh tế nào.

Giữa hai phạm trù hiệu quả này có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau và không thể tách rời nhau, quá chú trọng hiệu quả xã hội, coi nhẹ hiệu quả kinh tế sẽ

dẫn đến tình trạng đầu tư tín dụng mang tính chất phục vụ, không mang tính chất kinh doanh, từđó, dẫn đến đầu tư tín dụng sẽ tràn lan, nguyên tắc hoàn trả tín dụng sẽ bị vi phạm. Vì vậy, hiệu quả của đồng vốn tín dụng thấp, thậm chí gây ra những hậu quả xấu. Ngược lại, nếu quá nhấn mạnh hiệu quả kinh tế, coi nhẹ hiệu quả xã hội, tức là các0T0Tngân hàng0T0Tchỉ đầu tư vào những nơi mang lợi nhuận cao thì đó cũng

là nhận thức phiến diện bởi lợi ích của các NHTM không thể tách rời lợi ích chung của nền kinh tế, nếu nền kinh tế trì trệ, kém phát triển sẽ làm giảm khả năng huy động vốn và nhu cầu đầu tư. Hơn nữa, nếu các0Tngân hàng0T 0T0Tchỉ chạy theo lợi ích kinh tế thuần tuý thì sẽ dẫn đến mạo hiểm do rủi ro cao nên hiệu quả tín dụng đối với NHTM sẽ bấp bênh, không ổn định

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với LĨNH vực NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN tại AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 29 - 31)