Các mô hình TD NNNT do các tổ chức nước ngoài thực hiện tại Vi ệt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với LĨNH vực NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN tại AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 43 - 44)

- 0T 0T TDNH 0T 0T góp phần xây dựng sơ cở 0T 0T hạ tầng nông thôn:

1.3.3.Các mô hình TD NNNT do các tổ chức nước ngoài thực hiện tại Vi ệt Nam

1.3.3.1 Mô hình tiết kiệm tín dụng vi mô của tổ chức Cứu trợ trẻ em Nhật Bản ( SCJ) ở tỉnh Yên Bái

Chiến lược tiếp cận của tổ chức Cứu trợ Trẻ em Nhật Bản là đẩy mạnh sự

tham gia của người nghèo thông qua các chương trình tài chính vi mô dựa trên nguyên tắc “ tín dụng là chiếc vé để người nghèo được tham gia trong quá trình phát triển ở Việt Nam”.

Mô hình được thực hiện thành công và bền vững từ khi thành lập cho đến nay là do các nguyên tắc và lý thuyết kinh tế về tiết kiệm tín dụng được triển khai và tuân thủ nghiêm túc. Cơ chế cho vay minh bạch, có sự giám sát và tiếng nói của người dân. Phụ nữ tham gia các tổ nhóm tín dụng chính là người chủ của dự án chứ không phải chính quyền hay tổ chức quốc tế. Cam kết chính trị và tham gia sở hữu, giám sát mọi mặt dự án. Thành công của dự án là :

- Vốn vay không lớn nên dễ trả

- Trả liên tục nên buộc hộ gia đình/ phụ nữ phải có kế hoạch tiết kiệm - Dễ dàng được vay luôn khi trả xong

- Vốn nhỏ nên đầu tư sản xuất nhỏ, hạn chế rủi ro

- Mỗi tháng trả cả gốc và lãi nên cuối năm vẫn có lời mà không phải bán non sản phẩm để trả nợ như nhiều món vay của Ngân hàng

- Vay theo tổ, nhóm sẽ giám sát rủi ro và đảm bảo trả nợ vay hoạt động hiệu quả. 1.3.3.2 Mô hình vay vốn tiết kiệm thôn bản ở Quảng Bình

Mô hình “ vay vốn tiết kiệm thôn bản” do tổ chức quốc tế Plan tài trợ được triển khai tại tỉnh Quảng Bình đã đem lại hiệu quả cho đời sống của người dân vùng nông thôn nơi đây. Đây là một hoạt động không có hỗ trợ vốn từ bên ngoài. Nhóm tiết kiệm là nhóm tự quản lý và hoạt động độc lập, mỗi nhóm có từ 20-30 người, chủ

yếu là phụ nữ nhằm huy động và quản lý tiền tiết kiệm của họ, rồi cung cấp vốn vay cho các thành viên và đóng góp một số tiền nhỏ lập ra quỹ xã hội của chính nhóm tiết kiệm đó.

Vốn từ nguồn quỹ này sẽ được quay vòng cho các chị em có hoàn cảnh khó khăn, cần tiền phát triển kinh tế gia đình sẽ được vay vốn với mức lãi suất thấp, trả

dần theo các tháng. Vì vậy mô hình này rất hiệu quả bởi nó trao quyền cho người nghèo, giúp họ từng bước thoát nghèo và khuyến khích thói quen tiết kiệm ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đối với LĨNH vực NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN tại AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 43 - 44)