Đánh giá năng suất cácgiống lúa Tám thử nghiệm qua 3 năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT LÚA (Trang 129 - 134)

- Trung bình tháng cao nhất + Vào tháng

B. Đánh giá năng suất cácgiống lúa Tám thử nghiệm qua 3 năm

Hàng năm đều tổ chức định kỳ đánh giá đồng ruộng, gặt mỗi giống Tám 3 điểm ở cả 2 HTX, mỗi điểm 50m2 để tính năng suất trung bình; đồng thời gặt điểm tơng tự để tính năng suất với các giống Mộc Tuyền, Xi23 đợc trồng ở cùng khu vực (phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp, Hợp tác xã và hộ gia đình để đánh giá xác định các điểm gặt đại diện). Ngoài ra, còn lấy số liệu năng suất bình quân gia quyền giữa các hộ để kiểm tra lại.

Năng suất bình quân Tám Xoan 28,2 - 28,5 tạ/ha, Tám Tiêu 27,7 - 28,0 tạ/ha và năng suất khá ổn định qua 3 năm.

Kết quả ở Bảng 3.52 so sánh về năng suất và giá trị sản xuất giữa các giống lúa Tám với các giống lúa địa phơng nh Mộc Tuyền, Bao Thai và các giống lúa cải tiến nh Tạp Giao 4 và Xi23 đợc trồng phổ biến trong vụ Mùa ở địa phơng cho thấy: năng suất lúa Tám ở Tĩnh Gia tuy thấp hơn nhiều so với ở Nam Định nhng lại đạt cao hơn so với Hà Trung. Xét tơng quan năng suất với các giống lúa khác trong vùng thì hiệu quả sản xuất cũng nh hiệu quả kinh tế thu đợc của lúa Tám đạt ở mức khá và đợc ngời nông dân chấp nhận.

Bảng 3.52. So sánh năng suất và hiệu quả sản xuất các giống lúa Tám tại HTX Hải Nhân, Tĩnh Gia, Thanh Hóa từ năm 2002 đến 2004

Giống Chỉ tiêu

Tám Xoan Tám Tiêu Mộc Tuyền Xi23

2002 2003 2004 2002 2003 2004 2002 2003 2004 2002 2003 2004 Năng suất T. Bình (tạ/ha) 28,51 28,21 28,34 27,73 27,70 28,07 33,69 34,24 34,81 38,09 38,57 38,55 Giá lúa (đ/kg) 3.450 3.600 3.700 3.450 3.600 3.700 2.350 2.400 2.450 2.150 2.200 2.250 Giá trị sản xuất(1000đ) 9.835 10.154 10.485 9.567 9.974 10.386 7.917 8.219 8.529 8.189 8.486 8.673 So sánh với Mộc Tuyền (%)* 124,22 123,55 122,94 120,84 121,35 121,78 So sánh với Xi23 (%)** 120,10 119,65 120,90 116,83 117,53 119,76

* So sánh giá trị sản xuất của các giống lúa Tám với giống Mộc Tuyền. ** So sánh giá trị sản xuất của các giống lúa Tám với giống Xi23.

(Giá lúa tính tại thời điểm tháng 12/2002, 2003, 2004 tại huyện Tĩnh Gia).

Nếu tính giá bán lúa tại cùng thời điểm, giá trị sản xuất của lúa Tám Xoan cao hơn Mộc Tuyền và Bao Thai từ 22 - 24%, cao hơn Xi23 và Tạp Giao 4 từ 19 - 20%; tơng tự với Tám Tiêu là 20 - 21% và 16 - 19% (Bảng 3.52). Với

chi phí sản xuất tơng tự nh các giống lúa địa phơng và lúa thuần, hiệu quả sản xuất của lúa Tám tại đây là cao hơn khá rõ.

Trong 3 năm (2002 - 2004) thử nghiệm mở rộng sản xuất lúa Tám ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã bớc đầu có hiệu quả và đợc nhiều hộ nông dân hởng ứng (phụ lục 11.7). Kết quả trên Bảng 3.53 cho thấy: có tổng số 356 lợt hộ nông dân tham gia trồng lúa Tám với tổng diện tích 56,1ha. Để thấy rõ hơn hiệu quả của lúa Tám ở Tĩnh Gia, có thể so sánh hiệu quả kinh tế trực tiếp của lúa Tám với giống Mộc Tuyền là giống còn chiếm diện tích gieo trồng 46% trong vụ Mùa. Vì lúa Tám đợc trồng vào các chân ruộng năm trớc trồng Mộc Tuyền, Bao Thai, đồng thời các chi phí sản xuất chủ yếu của lúa Tám cũng ở mức tơng tự. Hiệu quả sản xuất so sánh ở đây chủ yếu là giá trị về năng suất và giá bán (biểu hiện của chất lợng).

Bảng 3.53. Kết quả bớc đầu mở rộng sản xuất lúa Tám ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (2002 - 2004)

TT Năm sản xuất lúaDiên tích Tám (ha)

Số lợt hộ tham gia

(hộ)

Tổng giá trị thu bằng tiền

(Triệu đồng/ha) Số tiền lãi tăng sovới Mộc Tuyền (Triệu đ/ha) Tổng số tiền lãi (Triệu đồng) Lúa Tám Mộc Tuyền 1 2002 12,1 75 9,701 7,917 1,7840 21,586 2 2003 20,5 135 10,064 8,218 1,8455 37,833 3 2004 23,5 146 10,436 8,528 1,9075 44,826 Trung bình 18,7 118,7 10,067 8,221 1,8457 34,748 Cộng 56,1 356 104,245

Giá trị sản xuất bằng tiền của lúa Tám đợc tính trung bình cho cả hai giống Tám Xoan và Tám Tiêu là 10,067 triệu đồng/ha, trong khi đó những hộ trồng giống Mộc Tuyền đạt 8,221 triệu đồng/ha; số tiền thu đ ợc tăng do trồng lúa Tám so với Mộc Tuyền là 1,846 triệu đồng/ha. Tổng số tiền thu đ- ợc tăng ở 56,1 ha lúa Tám là 104,245 triệu đồng. Nếu việc trồng lúa Tám mở rộng dần đạt 15 - 20% diện tích vụ Mùa thì có thể hiệu quả kinh tế còn cao hơn nữa; đồng thời lại tăng đợc hệ số đa dạng giống lúa, đa dạng sản phẩm của địa phơng.

Từ vụ Mùa 2005, nhiều hộ nông dân ở HTX Hải Nhân, Định Hải qua 3 năm tham gia thử nghiệm sản xuất lúa Tám đã tự để giống, tự tổ chức gieo trồng và trao đổi giống lúa Tám với một số hộ ở các xã lân cận trong vụ Mùa để trồng vào các chân ruộng trớc hay trồng các giống Nếp, Bao Thai, Mộc Tuyền. Điều làm cho lúa Tám dễ đợc ngời dân ở đây chấp nhận vì lúa Tám dễ trồng, chắc ăn, ít sâu bệnh, chất lợng tốt và giá bán cao; chi phí về sản xuất

lúa Tám chỉ tơng tự nh các giống Bao Thai, Mộc Tuyền và thấp hơn khá nhiều so với các giống cải tiến, nhất là về giống và phân bón, thuốc trừ sâu, hơn nữa thị trờng tiêu thụ lúa Tám ngay tại địa phơng cũng có nhu cầu ngày càng tăng. Điều đó cho thấy: khi một hay nhiều giống lúa dù đã có giai đoạn bị loại trừ trên đồng ruộng của nông dân, đến khi có đầy đủ điều kiện, nhất là về hiệu quả kinh tế, lại có thể đợc lựa chọn và phát triển bền vững trên đồng ruộng.

Tóm lại, kết quả thử nghiệm sản xuất lúa Tám qua 4 năm (2001 - 2004) ở một số vùng lúa của Thanh Hóa cho thấy: lúa Tám có khả năng sinh trởng và phát triển tốt và bớc đầu đã đợc ngời dân ở đây lựa chọn. Chất lợng của lúa Tám trồng thử nghiệm tại các vùng của Thanh Hóa trong những năm đầu cũng không thua kém đáng kể so với ở Nam Định và điều quan trọng là đã đợc thị tr- ờng tiêu dùng chấp nhận. Với hiện trạng sản xuất lúa ở nhiều vùng của Thanh Hóa, nhất là những vùng thuần 2 vụ lúa/năm: hiệu quả sản xuất lúa còn thấp, đầu t về cho cây lúa của ngời nông dân cũng thấp. Việc phổ biến và phát triển một số giống lúa Tám để thay thế một phần diện tích các giống Mùa muộn địa phơng sẽ làm phong phú thêm bộ giống lúa và đa dạng sản phẩm hàng hóa cho cả vùng. Với tỷ lệ diện tích trồng lúa Tám khoảng 10 - 20% diện tích vụ Mùa (thay thế 30 - 40% diện tích các giống Bao Thai, Mộc Tuyền) có thể sẽ là giải pháp góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa cho các hộ nông dân.

Kết luận và đề nghị 1. Kết luận

1.1. Qua kết quả điều tra, nghiên cứu hiện trạng sản xuất lúa Tám thơm ở Nam Định có thể kết luận nh sau:

- Lúa vụ Mùa có hệ số đa dạng cao ở những địa phơng trồng nhiều lúa Tám nh Hải Hậu (0,70), Xuân Trờng (0,78) và thấp ở những địa phơng trồng ít lúa Tám nh Giao Thủy (0,37), Mỹ Lộc (0,44). Hệ số đa dạng mùa vụ thấp phản ánh nguy cơ sản xuất kém bền vững.

- Giống Tám Xoan có hệ số đa dạng từ cao đến rất cao (0,75 - 0,95) do còn đợc trồng nhiều, nhng hệ số đa dạng lúa Tám nói chung trong sản xuất từ rất thấp đến trung bình (0,13 - 0,53). Hệ số đa dạng lúa Tám thấp phản ánh nguy cơ xói mòn nguồn gen, mất giống.

- Phơng pháp sản xuất giống theo kinh nghiệm truyền thống của nông dân là có cơ sở khoa học, có thể sử dụng làm phơng pháp chọn giống cộng đồng (Participatory Plant Breeding, PPB); để khắc phục tình trạng dùng lúa thịt làm giống dẫn đến chất lợng hạt giống giảm dần.

- Hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa Tám thơm ở Nam Định cao hơn lúa cải tiến từ 56 - 79% (2,45 - 3,08 triệu đồng/ha), cao nhất ở Xuân Trờng.

1.2. Giống lúa Tám Xoan là giống đợc gieo trồng phổ biến ở Nam Định và có thể trồng ở Thanh Hóa, vì đây cũng là giống có năng suất, chất lợng lúa gạo cao và ổn định hơn cả.

1.3. Mức bón đạm thích hợp cho lúa Tám thơm trồng trên đất Nam Định là 60 - 80kg N/ha, trên nền các loại phân bón khác là: 10 tấn phân chuồng, 75kg P2O5, 65kg K2O. Đây cũng là mức bón dễ áp dụng với điều kiện thực tế sản xuất và gần hơn với kỹ thuật truyền thống của nông dân.

1.4. Thời điểm thu hoạch để lúa Tám thơm có năng suất cao, chất lợng tốt và giữ đợc mùi thơm là 30 - 31 ngày (G2) sau khi lúa đã trỗ.

1.5. Quy trình sản xuất lúa Tám thơm hiện tại ở Nam Định cần phải điều chỉnh một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Chọn và sản xuất hạt giống: thực hiện theo quy trình truyền thống (trang 85);

- Làm mạ: làm đất mạ kỹ, gieo tha để mạ khỏe, đỡ tốn hạt giống; - Bón phân: giảm phân đạm vô cơ, chỉ bón ở mức 60 - 80 kgN/ha;

- Thu hoạch khi lúa chín gần 90%, phơi và bảo quản theo kinh nghiệm truyền thống (cải tiến quy trình sản xuất lúa Tám, trang 135).

1.6. Có thể mở rộng trồng lúa Tám thơm sang một số địa phơng thuộc tỉnh Thanh Hóa, nơi có điều kiện khí hậu và đất đai tơng tự nh vùng ven biển Nam Định.

2. Đề nghị

Lúa Tám thơm là giống lúa cổ truyền nổi tiếng có chất lợng tốt, đợc ngời tiêu dùng a chuộng. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đồng thời với việc bảo tồn in - situ nguồn tài nguyên di truyền lúa Tám thơm có sự tham gia của nông dân.

Danh mục Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1. Sự biến động của bộ giống lúa trồng tại các thôn Kiên Thành và Đồng Lạc huyện Nghĩa Hng qua các giai đoạn. Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000.

2. Nghiên cứu ảnh hởng của phân bón đến năng suất các giống lúa Tám ở huyện Nghĩa Hng tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001.

3. Đánh giá sự đa dạng di truyền tài nguyên lúa đặc sản ở huyện Nghĩa Hng tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Công nghệ Bộ Nông nghiệp & PTNT số 5 - 2001.

4. Effects of farming practices on crop yield and economic efficiency in specialty rice production in Nghia Hung District, Nam Dinh Province. On - farm management of agricultural biodiversity in Vietnam. IPGR, Rome, Italy, 2003.

5. Nghiên cứu ảnh hởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và phẩm chất các giống lúa Tám thơm ở Nam Định. Tạp chí Khoa học Công nghệ Bộ Nông nghiệp & PTNT số 16 - 2006.

Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tiếng việt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT LÚA (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w