Sự biến động về thành phần và diện tích cácgiống lúa Tám 1 Nguồn tài nguyên di truyền lúa Tám

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT LÚA (Trang 45 - 49)

- I, II, III: Lần nhắc I, II,

20- 25% Amylose trung bình (mềm cơm) > 25%Amylose cao (cứng cơm)

3.1.1. Sự biến động về thành phần và diện tích cácgiống lúa Tám 1 Nguồn tài nguyên di truyền lúa Tám

3.1.1.1. Nguồn tài nguyên di truyền lúa Tám

Qua việc nghiên cứu những t liệu về tập đoàn 142 giống lúa Tám ở miền Bắc do Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật đã thu thập và đang lu giữ Ngân hàng gen Cây trồng Quốc gia, trong đó có cả 8 giống không rõ địa danh đi kèm và 4 giống tái nhập nội từ IRRI (Phụ lục 1). Nguồn gốc các giống đợc ghi ở Bảng 3.1. Một số nhận xét bớc đầu về 142 giống lúa Tám cho thấy:

- Tên gọi các giống lúa Tám: Những giống lúa đợc gọi là lúa Tám nói chung theo tên ở địa phơng chỉ những giống lúa tẻ có chất lợng nấu nớng tốt (nhất là mùi thơm và cơm mềm); chủ yếu là những giống lúa thuộc nhóm Mùa trung và Mùa muộn, cảm ứng với cờng độ ánh sáng yếu và thời gian chiếu sáng ngắn (cảm quang), cao cây. Trong số những giống đã thu thập, những giống trùng lặp đã đợc loại trừ. Có những giống bản chất khác nhau nhng lại đợc gọi cùng một tên. Tên gọi của lúa Tám vì thế không phản ánh hết bản chất của giống. Có ba cách gọi tên các giống lúa Tám phổ biến nhất ở các vùng trồng lúa Tám là:

+ Ghép với đặc điểm hình thái nh: Tám Cao cây (theo chiều dài thân), Tám Cổ Ngỗng (có cổ bông dài), Tám Cổ rụt (có cổ bông ngắn), Tám ấp bẹ (có bông lúa không thoát ra khỏi bẹ khi trỗ), Tám Đen (có vỏ trấu màu đen), Tám Đỏ (có vỏ trấu màu nâu hồng), Tám Râu (hạt thóc có râu)..….

+ Ghép với tên địa danh đang gieo trồng phổ biến hoặc nơi có nguồn gốc nh: Tám Xuân Đài, Tám Nghĩa Lạc, Tám Xuân Hồng, Tám Nghĩa Sơn ..…

+ Ghép cả đặc điểm và tên địa danh nh: Tám Thơm Hải Dơng, Tám Thơm Thái Bình, Tám Xoan Bắc Ninh, Tám tròn Hải Dơng, Tám trâu Kiến An, Tám râu Bắc Ninh, Tám nghệ Thái Bình...

Nhiều vùng chỉ gọi chung cho tất cả là lúa Tám hoặc lúa Tám Thơm, tên gọi ở đây chủ yếu theo đánh giá về chất lợng nấu nớng: dẻo cơm, có mùi thơm, dạng hạt gạo nhỏ dài.... chứ không dựa vào một đặc điểm nổi bật hay tên địa phơng nào.

Bảng 3.1. Nguồn gốc các giống lúa Tám theo tên gọi*

TT Số lợng Địa danh Tổng số Indica Japonica Số lợng Tỷ lệ(%) lợngSố Tỷ lệ(%) lợngSố Tỷ lệ(%) 1 Bắc Giang 3 2,1 3 3,3 0 0 2 Bắc Ninh 10 7,0 9 10,0 1 1,9 3 Hà Đông 6 4,2 5 5,6 1 1,9 4 Hà Nam 2 1,4 1 1,1 1 1,9 5 Hải Dơng 18 12,7 13 14,4 5 9,6 6 Quảng Ninh 1 0,7 1 1,1 0 0 7 Hải Phòng 14 9,9 13 14,4 1 1,9 8 Hoà Bình 2 1,4 2 2,2 0 0 9 Nam Định 25 17,6 1 1,1 24 46,2 10 Ninh Bình 7 4,9 2 2,2 5 9,6 11 Sơn Tây 7 4,9 6 6,7 1 1,9 12 Thái Bình 7 4,9 3 3,3 4 7,7 13 Thanh Hoá 4 2,8 2 2,2 2 3,8 14 Vĩnh Phúc 20 14,1 18 20,0 2 3,8 15 Tây Bắc 4 2,8 3 3,3 1 1,9

16 Không rõ địa danh 8 5,6 4 4,4 4 7,7

17 Tái nhập nội từ IRRI 4 2,8 4 4,4 0 0

Cộng 142 100 90 100 52 100

* Số liệu của Trung tâm Tài nguyên Thực vật.

- Phân loại các giống lúa Tám: trong số 142 giống lúa Tám đã thu thập có 90 giống thuộc nhóm lúa Indica (63%) và 52 giống thuộc nhóm lúa

Japonica (37%). Các tỉnh có tổng số lợng giống lớn nhất là Nam Định, Vĩnh Phúc và Hải Dơng. Các giống thuộc nhóm Indica có nhiều nhất ở Vĩnh Phúc (20%), Hải Dơng và Hải Phòng (14,4%). Các giống thuộc nhóm Japonica có nhiều nhất ở Nam Định (46,2%), Ninh Bình, Hải Dơng (9,6%) và Thái Bình (7,7%); đây chính là các tỉnh có diện tích lúa Tám lớn và cũng là những vùng lúa Tám nổi tiếng về chất lợng. Điều đó bớc đầu cho thấy các giống Tám thuộc nhóm Japonica có u thế về chất lợng hơn các giống lúa Tám thuộc nhóm

Indica (Bảng 3.1).

- Độ thơm các giống lúa Tám: Kết quả bớc đầu thử độ thơm của các giống lúa Tám (Phụ lục 1) cũng cho thấy: trong số 90 giống thuộc nhóm Indica chỉ có 1

giống Tám thơm Hải Dơng đạt độ thơm 2, và 3 giống đạt độ thơm 1, còn lại đều là kém thơm hoặc không thơm. Trong khi đó với 52 giống thuộc nhóm Japonica có đến 20 giống đạt độ thơm 2 và 24 giống đạt độ thơm 1, chỉ có 7 giống kém hoặc không thơm. Điều đó càng cho thấy tiềm năng về độ thơm của các giống lúa tám thuộc nhóm Japonica cao hơn các giống thuộc nhóm Indica.

Trong số các giống lúa Tám, các giống thu đợc ở vùng Nam Định vẫn là phong phú nhất cả về số lợng và chất lợng với tỷ lệ các giống thuộc nhóm

Japonica cao nhất (24/25 giống). Các giống Japonica thờng có độ thơm cao hơn các giống Indica. Có thể điều đó đã làm cho chất lợng lúa Tám nói chung ở Nam Định luôn đợc đánh giá cao hơn các vùng khác. Mặc dù lúa Tám có thể tồn tại và phát triển ở khá nhiều điều kiện sinh thái, nhất là vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Khu 4 cũ, nhng vùng các huyện ven biển Nam Định vẫn là vùng có sự đa dạng cao nhất về số lợng và chất lợng lúa Tám.

- Sự phân bố các giống lúa Tám: căn cứ những t liệu về tập đoàn lúa Tám,

đã lập bản đồ phân bố lúa Tám. Trên hình 3.1 cho thấy: các giống lúa Tám phân bố chủ yếu ở khu vực đồng ven biển bằng Bắc Bộ. Một số giống lúa Tám khác đ- ợc thu thập tại các vùng Tây Bắc, Thanh Hoá cũng đều nằm trong vùng lu vực các sông lớn nh sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã. Một số vùng nằm trong khu vực trung tâm đồng bằng sông Hồng nh Hng Yên, Hà Nội tuy không thu đ- ợc giống, nhng theo nông dân ở những vùng Tiên Lữ, Phù Cừ - Hng Yên, Thanh Trì, Mễ Trì - Hà Nội, ở đây đã trồng nhiều lúa Tám từ trớc những năm 1970, nh- ng nay không còn nữa. Có thể thấy các giống lúa Tám đã tồn tại từ lâu đời ở vùng ven biển Bắc Bộ và đợc lan tỏa, phát triển rộng ra nhiều vùng ở Miền Bắc dọc theo các con sông lớn; nhng nơi tập trung số lợng, sự đa dạng cao nhất, đặc biệt là các giống lúa Tám thuộc nhóm Japonica, vẫn là vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa); đây là nhóm giống có độ thơm cao hơn nhóm Indica trong các giống lúa Tám.

S ố l ợ n g c a o S ố l ợ n g t r u n g b ì n h S ố l ợ n g t h ấ p C h a t h u đ ợ c H à T ĩn h S ô ng H ồ ng L a i C h â u S ô n g Đà Đ iệ n b iê n P h ủ N g h ĩa l ộ Y ê n b á i V iệ t t r ì M ộ c C h â u T ĩ n h T ú c C a o B ằ n g B ắ c K ạ n L ạ n g S ơ n T h ấ t K h ê T h á i N g u y ê n T u y ê n Q u a n g B ắ c G ia n g Q uả n g N i n h H ả i D ơ n g N in h B ìn h H à G ia n g H n g Y ê n P h ủ L ý S ô n g M ã Đ iệ n B iê n B ắ c n in h H ồ n g L ĩn h S ơ n L a P h ú T h ọ L à o c a i H ạ L o n g H ả i p h ò n g T h á i B ìn h N a m Đ ịn h C ử a L ò T r u n g Q u ố c L à o B iể n Đ ô n g Đ iể m n g h i ê n c ứ u Đ iể m m ở r ộ n g s ả n x u ấ t

Hình 3.1. Bản đồ phân bố các giống lúa Tám theo tên gọi

- Thời gian sinh trởng các giống lúa Tám: Các giống lúa Tám đều cảm quang ngày ngắn và chủ yếu là những giống lúa thuộc nhóm Mùa trung và Mùa muộn, thời gian sinh trởng đều khoảng trên 110 ngày nếu gieo mạ theo nông lịch truyền thống vào đầu tháng 6. Trong nhóm Mùa trung có một số ít giống sớm hơn nh: Tám nòi Sơn Tây, Tám đỏ, Tám chiêm Hà Nam, Tám không thơm Thái Bình và chủ yếu là các giống thuộc nhóm Indica. Đây là những giống có thời gian sinh trởng ngắn hơn, có phẩm chất gạo tốt và ngon cơm nhng thờng

có độ thơm kém hoặc không thơm. Các giống lúa thuộc nhóm Mùa muộn chủ yếu là những giống thuộc nhóm Japonica, là những giống dài ngày nhng lại có độ thơm cao hơn các giống Mùa trung (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Thời gian sinh trởng của một số giống lúa Tám*

(gieo đầu tháng 6)

Trà lúa Giống lúa tiêu biểu Thời gianchín (thu hoạch) Thời gian sinh trởng (ngày) Mùa trung

Tám nòi Sơn Tây, Tám đỏ, Tám chiêm Hà Nam, Tám không thơm Thái Bình, Tám tẻ Vĩnh Phúc, Tám son Nam Định, Tám râu Hòa Bình, Tám lùn Kiến An, Tám râu Bắc Giang, Tám trâu Kiến An, Tám di Bắc Ninh, Tám nhe Tây Bắc, Tám đỏ Hà Đông, Tám sớm Bắc Ninh. Từ 15/10 đến 4/11 Dới 145ngày Mùa muộn

Tám xoan, Tám tiêu, Tám Nghĩa Lạc, Tám thơm Ninh Bình, Tám đen Hải Phòng, Tám thơm Hải Dơng, Tám nhỡ Vĩnh Phúc, Tám cổ ngỗng Hà Nam, Tám nghệ Thái Bình, Tám trâu Sơn Tây, Tám đen Hà Đông, Tám thơm Thanh Hóa, Tám Xuân Đài, Tám quạt, Tám lúc Tây Bắc, Tám giả Hải Phòng, Tám cổ rụt, Tám vợt, Tám đen.

Từ 5/11

đến 10/12 Từ 145 trởlên

* Số liệu của Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật.

Việc xác định vùng phân bố, nhóm phân loại, mùa vụ và nhất là độ thơm (phẩm chất đặc trng làm nên tính chất đặc sản của lúa Tám) của các giống lúa Tám có thể làm căn cứ tham khảo cho việc sử dụng vật liệu tạo giống, quy hoạch và phát triển các vùng lúa Tám thích hợp và có hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT LÚA (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w