Số liệu phân tích tại: Phòng sinh lý sinh hóa, Trung tâm Tài nguyên Thực vật Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT LÚA (Trang 112 - 114)

Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Về tỷ lệ gạo nguyên: trên thị trờng, ngời ta thờng quan tâm đến tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ này có thể biến động rất lớn: thấp nhất là 25% và cao nhất là 65%. Tỷ lệ gạo nguyên là tính trạng di truyền bị ảnh hởng rất mạnh mẽ bởi môi trờng, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm trong suốt thời gian hạt chín và kéo dài cho đến lúc thu hoạch. Tỷ lệ gạo nguyên có quan hệ chặt chẽ với độ cứng của hạt và độ bạc bụng. Tỷ lệ gạo nguyên cũng chịu ảnh hởng bởi kỹ thuật sau thu hoạch: gặt, tuốt, phơi, sấy, bảo quản.

Kết quả ở Bảng 3.47 cho thấy giống Tám Xoan có tỷ lệ gạo nguyên trung bình cao nhất trong 4 giống (56,53%) và đạt cao nhất ở thời điểm gặt 27- 28 ngày (G1); giống Tám Xuân Đài có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất (53,04%) do có tỷ lệ hạt bạc bụng cao, dễ gẫy và cũng thấp nhất ở thời điểm gặt 33-34 ngày (G3). Tỷ lệ gạo nguyên của cả 4 giống Tám ở 3 thời điểm gặt có sự khác biệt khá rõ với độ biến động lớn (Cv% = 2,99 đến 5,29%). Nhìn chung cả 4 giống đều có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất ở thời điểm gặt muộn nhất (G3), điều đó cho thấy việc gặt muộn 33-34 ngày sau trỗ đã làm giảm chất lợng thơng phẩm vì làm giảm tỷ lệ gạo nguyên.

Về mùi thơm:kết quả thử độ thơm bằng cảm quan các mẫu hạt thu ở 3 thời điểm gặt (có lấy 2 mẫu giống đối chứng là Dự thụt và Lỡng Quảng) cho thấy: giống Tám Xoan, Tám Tiêu và Tám Nghệ đều có mùi rất thơm (điểm 2) ở mẫu của thời điểm gặt G1 và G2, các mẫu ở thời điểm gặt G3 đều kém thơm (điểm 1). Giống Tám Xuân Đài gặt muộn càng có nhiều biểu hiện kém thơm, chỉ có những mẫu ở thời điểm G1 đạt mức 2, các mẫu ở thời điểm gặt G2 và G3 đều kém thơm và ở điểm 1. Điều đó cho thấy việc thu hoạch lúa Tám muộn nh nông dân ở một số vùng của Nam Định hiện đang áp dụng

cũng là một nguyên nhân lớn làm giảm độ thơm của lúa Tám. Trong khi đó, việc thu hoạch quá muộn cũng không làm cho năng suất lúa Tám cao hơn một cách có ý nghĩa. Việc điều chỉnh thời điểm gặt hợp lý với các giống lúa Tám sẽ là một biện pháp rẻ tiền và dễ thực hiện nhất để góp phần nâng cao chất lợng lúa Tám.

Thời gian thu hoạch thích hợp nhất với lúa Tám để đạt năng suất phẩm chất cao đợc xác định ứng với thời điểm gặt 30 - 31 ngày (G2), sau khi lúa trỗ 80%, vào thời gian đó lúa chín gần 90%.

3.2.3. Tổng kết, đề xuất cải tiến quy trình sản xuất lúa Tám ở Nam Định

Việc sản xuất lúa Tám ở Nam Định đã có từ lâu đời với trình độ thâm canh cao, kinh nghiệm của ngời nông dân ở đây cũng rất phong phú. Nhiều năm gần đây, năng suất lúa Tám không tăng mà chất lợng lại giảm đến mức dễ nhận thấy. Để góp phần tăng năng suất và phục hồi chất lợng lúa Tám, cần tiến hành đồng thời nhiều biện pháp mà trớc mắt là điều chỉnh một số khâu trong kỹ thuật canh tác lúa Tám hiện tại của các hộ nông dân ở Nam Định. Từ kết quả điều tra về thực trạng sản xuất lúa Tám ở Nam Định qua 3 năm, tổng kết đánh giá những kinh nghiệm, sở thích và nguyện vọng của nông dân; kết hợp với kết quả một số thí nghiệm so sánh giống và ảnh hởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và phẩm chất lúa Tám qua 2 năm, chúng tôi đã tổng hợp và đề xuất một số nội dung cần cải tiến trong quy trình kỹ thuật sản xuất lúa Tám nh sau:

3.2.3.1. Chọn giống

Bộ giống lúa Tám đặc sản ở vùng Nam Định đã tồn tại bền vững trên đồng ruộng qua hàng trăm năm, chủ yếu do kinh nghiệm sản xuất của ngời nông dân. Việc chọn lọc, phục tráng, duy trì và sử dụng các giống lúa Tám từ lâu đã cha đợc quan tâm đúng mức. Nguồn giống lúa cung cấp cho sản xuất chủ yếu là các hộ tự chọn và tự để giống. Một hộ nông dân hay một nhóm hộ đều không thể có ý thức và đủ khả năng thực hiện việc chọn lọc, phục tráng để nâng cao chất lợng của giống. Mỗi hộ chỉ tự chọn lọc theo kinh nghiệm và điều kiện của mình một cách tùy tiện; gần đây, nhiều hộ dùng chính lúa thịt để làm giống. Chính vì vậy, nhiều giống lúa Tám ngày càng thoái hóa, chỉ những giống có đặc tính tốt vợt trội, có độ bền rất cao mới đợc duy trì và lựa chọn nhng năng suất và chất lợng cũng giảm dần, những giống kém hơn sẽ nhanh chóng bị thải loại.

Số liệu điều tra thực tế cho thấy, các giống Tám đã từng nổi tiếng nh: Tám Tiêu, Tám Nghệ, Tám Xuân Đài, Tám Trâu, Tám Đỏ.... chỉ còn tồn tại với

tỷ lệ diện tích rất nhỏ, nhiều vùng đã không còn hộ nào trồng. Việc sản xuất lúa Tám ở Nam Định đang có xu hớng độc canh một giống Tám Xoan. Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng có một chơng trình chọn lọc, bồi dỡng và phục tráng một bộ giống lúa Tám với số lợng tối thiểu 2 - 3 giống chất lợng tốt để phổ biến và vừa dự phòng cho sản xuất. Khi chất lợng giống đợc tăng lên, hiệu quả kinh tế của trồng lúa Tám sẽ cao hơn; sự lựa chọn của các hộ nông dân sẽ tăng dần với những giống có năng suất và chất lợng cao, việc duy trì và bảo tồn tài nguyên di truyền lúa Tám trên đồng ruộng của ngời nông dân sẽ đợc thực hiện một cách bền vững. Trớc mắt, trong điều kiện cha có một nguồn cung cấp hạt giống lúa Tám hoàn chỉnh, cần khuyến cáo các hộ nông dân tự để giống tuân thủ theo quy trình chọn lọc giống truyền thống để có một lợng giống tốt nhất định cho chính việc gieo trồng của mình (Hình 3.5).

Bản chất việc lựa chọn giống theo quy trình truyền thống trên đồng ruộng của nông dân về cơ bản là phơng pháp chọn dòng thuần. Nói chung, các phơng pháp truyền thống vẫn còn nguyên giá trị của nó trong cải tiến nguồn gen cây lúa, nhất là với cải tiến nguồn gen lúa đặc sản. Có thể thấy qua kinh nghiệm về chọn dòng Basmati 370, một trong những chơng trình chọn lọc dòng thuần thành công nhất ở ấn Độ đợc thực hiện từ năm 1933; giống này đã phát triển rộng ở Pakistan và ấn Độ và đợc coi là giống tốt nhất trên thế giới hiện nay về chất lợng cơm gạo. Giống lúa Khao Dawk Mali 105 cũng là một thành công lớn của phơng pháp chọn lọc dòng thuần ở Thái Lan từ năm 1950. Từ năm 1959, giống Khao Dawk Mali 105 đợc đa vào sản xuất và phát triển rộng ở Thái Lan. Đến năm 1997, giống này đã chiếm 42% (2,2 triệu tấn) trong tổng số gạo xuất khẩu của Thái Lan.

Với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất lúa Tám của nông dân Nam Định, nếu đợc sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà khoa học, các chơng trình nghiên cứu tuyển chọn giống (kết hợp mô hình của phơng pháp chọn giống cộng đồng - PPB) rất có thể từ nguồn gen các giống lúa Tám, chúng ta sẽ chọn đợc một giống lúa thơm với thơng hiệu “Tám Thơm Nam Định” có chất lợng không kém Basmati 370 và Khao Dawk Mali 105.

3.2.3.2. Quy trình kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT LÚA (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w