- Đề nghiên cứu có ý nghĩa và độ chính xác cao, tác giả lần lượt tiến hành các kiểm định như One simple TTest, One Way ANOVA với một số yếu tố trong nội dung nghiên
2. Phân theo trình độ
2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành rút trích các nhân tố là động cơ sử dụng Internet Banking của khách hàng tại Ngân hàng
nhân tố là động cơ sử dụng Internet Banking của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế.
Độ tin cậy thang đo được định nghĩa là mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra không gặp phải các sai số và kết quả phỏng vấn khách hàng là chính xác và đúng với thực tế. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng hệ số đo lường Cronbach’s Alpha để đánh giá cho mỗi khái niệm nghiên cứu.
Thang đo mà tác giả sử dụng gồm 9 thành phần chính. Đó là “ Tính linh động”, “Giảm rủi ro”, “Tính tương hợp”, “ Tính hữu ích”, “ Chi phí”, “ Sự quan tâm”, “ Ảnh hưởng xã hội”, “ Công việc” và “ Sự hiểu biết”.Các thành phần này được đo lường
bảng ở trang kế tiếp. Tác giả tiến hành đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha dựa trên kết quả mẫu điều tra chính thức mà tác giả tiến hành thu thập được, với 182 bảng hỏi hợp lệ trong 200 bảng hỏi đã được sử dụng để phỏng vấn khách hàng. Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha đối với các khái niệm nghiên cứu mà tác giả đưa ra cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của 8/9 các khái niệm nghiên cứu đều lớn hơn 0,8. Trong đó, khái niệm “ Tính linh động” có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất là 0,889. Duy nhất khái niệm “ Sự hiểu biết có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,749. Nhìn chung các thành phần nghiên cứu đều đảm báo độ tin cậy để thực hiện các phân tích cần thiết của ngiên cứu. Trong quá trình đánh giá độ tin cậy của thang đo, thành phần của thang đo được giữ nguyên.
Bảng 2.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành kiểm định
Khái niệm Hệ số số Cronbach’s Alpha
Tính hữu ích của IB 0,869
Chi phí của việc sử dụng IB 0,801
Sự hiểu biết 0,749
Tính tương hợp khi sử dụng IB 0,871
Giảm rủi ro khi sử dụng IB 0,889
Ảnh hưởng xã hội đến việc sử dụng IB 0,873
Tính linh động của việc sử dụng IB 0,896
Ảnh hưởng của công việc đến việc sử dụng IB 0,823 Sự quan tâm từ phái Ngân hàng đến việc sử dụng IB 0,828
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Tất cả các biến quan sát còn lại đều có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0,3. (Xem phụ lục) . Vì vậy, có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu sau khi loại biến là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. (Dựa theo công trình nghiên cứu “Nghiên cứu mô hình lòng trung thành đối với dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam” của tác giả Phạm Đức Kỳ về các tiêu chuẩn thang đo để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA).
Kết quả đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Đánh giá chung động cơ sử dụng IB” cũng cho hệ số Cronbach’s Alpha = 0,7o4. Hệ số tải của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Do đó, thang đo “Đánh giá chung động cơ IB” cũng đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các kiểm định tiếp theo.
Bảng 2.10: Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với nhóm “Đánh giá chung động cơ sử dụng IB” trước khi tiến hành kiểm định