- Đề nghiên cứu có ý nghĩa và độ chính xác cao, tác giả lần lượt tiến hành các kiểm định như One simple TTest, One Way ANOVA với một số yếu tố trong nội dung nghiên
2. Phân theo trình độ
2.2.3.1. Rút trích các nhân tố chính ảnh hưởng đến đánh giá chung động cơ sử dụng Internet Banking của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – ch
dụng Internet Banking của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế, kết hợp đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo sau khi tiến hành rút trích nhân tố.
2.2.3.1. Rút trích các nhân tố chính ảnh hưởng đến đánh giá chung động cơsử dụng Internet Banking của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi sử dụng Internet Banking của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Huế.
Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá nhằm rút trích các nhân tố tác động đến sự lựa chọn dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Huế từ các biến quan sát, tôi tiến hành kiểm định sự phù hợp của dữ liệu thông qua hai đại lượng là chỉ số Kaiser - Meyer - Olkin (KMO) và kiểm định Barlett. Điều kiện để số liệu phù hợp với phương pháp phân tích nhân tố khám phá là giá trị KMO từ 0,5 trở lên và kiểm định Barlett cho kết quả p-value bé hơn mức độ ý nghĩa 0,05. Từ dữ liệu thu thập được, tác giả đã tiến hành phân tích nhân tố khám phá.
Kiểm định Barlett được tính toán dựa trên đại lượng Chi – bình phương và được ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 căn cứ trên mức ý nghĩa p-value của kiểm định. Ở đây giá trị p-value = 0,000 cho phép ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0 (H0: Phân tích nhân tố không phù hợp với dữ liệu). Chỉ số KMO = 0,871 rất gần 1 cho thấy độ phù hợp của mô hình cao.
Bảng 2.11 : Kết quả kiểm định KMO
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,871 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3,696E3
Df 528
Sig. 0,000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
• Để xác định số lượng nhân tố, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 2 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
Bảng 2.12: Tổng biến động được giải thích
Component
Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 10.06 5 30,49 30,49 3,229 9,785 9,785 2 2,561 7,760 38,259 3,203 9,705 19,490 3 2,427 7,355 45,614 3,187 9,658 29,148 4 2,220 6,729 52,343 3,004 9,102 38,250 5 1,885 5,713 58,056 2,703 8,190 46,440 6 1,725 5,227 63,282 2,635 7,984 54,424 7 1,399 4,240 67,523 2,327 7,050 61,474 8 1,327 4,021 71,544 2,319 7,026 68,500 9 1,203 3,645 75,189 2,207 6.688 75,189 10 0,803 2,434 77,623
- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.
- Dựa theo bảng dưới đây, tổng phương sai trích là 75,189% > 50%, do đó, phân tích nhân tố là phù hợp. Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát không có gì thay đổi so với số biến đề xuất ban đầu. Các điều kiện để sử dụng khi xoay nhân tố đều phù hợp để tiến hành các phân tích tiếp theo.
Chín nhân tố được mô tả như sau :
- Nhân tố 1: “Tính linh động của việc sử dụng IB” bao gồm 4 biến quan sát. Các biến này đề cập chủ yếu đến việc tiếp cận và sử dụng IB một cách linh hoạt bất kể các điều kiện về không gian, thời gian, tình hình thời tiết. Chính sự linh động này đã tạo sự thích thú cho khách hàng khi sử dụng IB nhất là trong khi tình hình thời tiết ở Huế rất thất thường và khắc nghiệt, là một cản trở không hề nhỏ khi khách hàng đến và thực hiện giao dịch trực tiếp ở Ngân hàng. Đây chính là một trong những động cơ sử dụng IB của khách hàng. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,896. Do trong quá trình xoay nhân tố không có sự thay đổi của các biến quan sát.
- Nhân tố 2: Một nhân tố khác là một trong những động cơ sử dụng IB là “ Sự giảm rủi ro khi sử dụng IB”. Do hoạt động chủ yếu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ IB là chuyển khoản. Mà việc sử dụng IB lại đem đến cho họ cảm giác an toàn và bí mật. Mặt khác, các thao tác giao dịch chủ yếu là do tự thân khách hàng nên các sai sót trong quá trình sử dụng IB để chuyển khoản hay thực hiện các giao dịch khác rất hiếm khi xảy ra sai sót. Chính vì vậy mà việc sử dụng IB để giảm các rủi ro khi thực hiện các giao dịch ngân hàng là một động cơ để khách hàng lựa chọn dịch vụ IB để sử dụng. Khái niệm này được đo lường bằng 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của khái niệm này là 0,889.
- Nhân tố 3: “Tính tương hợp khi sử dụng IB”, khái niệm này chủ yếu đề cập đến việc ảnh hưởng của phong cách sống, đia vị xã hội, sở thích ngân hàng đến việc sử dụng IB. Bất kể một sản phẩm nào, kể cả IB đều phải tương hợp với bãn ngã của khách hàng. Phù hợp với sự ưa thích của khách hàng thì mới hướng họ tìm hiểu và sử dụng nó. Nhân tố này được đo lường bởi 4 biến quan sát. Là một trong những động cơ của việc sử dụng IB. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,871.
- Nhân tố 4: Tính hữu ích của việc sử dụng IB. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này là : 0,869. Nhân tố này bao gồm 4 biến quan sát. Sự hữu ích của IB được đo lường bởi các câu hỏi so sánh giữa mức độ thuận tiện, dễ dàng giao dịch của IB so với giao dịch trực tiếp tại quầy. Động cơ này ảnh hưởng không nhỏ tới việc sử dụng IB. Bởi tính thông dụng của Internet Banking ngày càng cao, chứng tỏ sự ưu việt của các giao dịch ngân hàng khi thực hiện qua IB ngày càng được khách hàng nắm bắt và đánh giá cao.
- Nhân tố 5: Chi phí sử dụng – được đánh giá là điều kiện tiên quyết trong việc cân nhắc có nên sử dụng dịch vụ hay không của khách hàng. Khách hàng luôn so sánh giữa chi phí thực hiện dịch vụ và lợi ích dịch vụ đem lại cho chính họ. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu chi phí trên nhiều bình diện: chi phí tiền bạc, chi phí thời gian ... để có cái nhìn toàn vẹn trong việc nghiên cứu xem xét động cơ “ Tiết kiệm chi phí khi sử dụng IB. Nhân tố này được đánh giá qua 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này không đổi : 0,801
- Nhân tố 6: “ Sự quan tâm từ phía Ngân hàng đến việc khách hàng sử dụng IB”. để khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ mới như thế này thì sự quan tâm hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về dịch vụ rất có ảnh hưởng đến việc khách hàng lựa chọn sử dụng vụ IB. Cách giới thiệu dịch vụ, sự hỗ trợ thông tin về quy cách sử dụng, các chương trình khuyến mãi để khuyến khích sử dụng dịch vụ rất có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ. Đây chính là một trong những động cơ của việc sử dụng IB của khách hàng. Khái niệm này được đo lường bằng 3 biến quan sát. Các biến số và hệ số Cronbach’s Alpha sau khi rút trích nhân tố không hề thay đổi: 0,828.
- Nhân tố 7: Nhân tố này được định nghĩa là “ Ảnh hưởng xã hội đến việc sử dụng IB”. Ảnh hưởng xã hội ở đây có nghĩa là những người xung quanh có tác động đến việc khách hàng có sử dụng IB hay không. Động cơ này đề cập đến tính trào lưu sử dụng, tác động ảnh hưởng của những người xung quanh có thúc đẩy khách hàng tiến đến việc sử dụng sản phẩm hay không. Nhân tố này được đo lường bằng 3 biến quan sát. Cũng như các nhân tố khác, hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này không thay đổi: 0,873.
- Nhân tố 8: được rút trích trong nghiên cứu là sự ảnh hưởng của công việc đến việc sử dụng IB. Nhân tố này chủ yếu đề cập đến sự ảnh hưởng của tính chất công việc liên quan có liên quan hay không đến việc sử dụng IB hay không. Đôi khi do tính chất công việc thường xuyên phải làm việc trên máy tính hay sử dụng Internet thường
xuyên hay tính chất công việc hiện tại khiến khách hàng rất hạn chế khi đến giao dịch trực tiếp tại Ngân hàng hình thành nên một trong những động cơ sử dụng IB để thuận tiện và phù hợp với công việc hiện tại. Khái niệm này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,823 với 3 biến quan sát.
- Nhân tố cuối cùng đó chính là ảnh hưởng của động cơ xuất phát từ sự hiểu biết của khách hàng. Khái niệm này nghiên cứu các lợi ích khách hàng thu lượm được từ việc sử dụng IB. Đó việc tiếp cận vời thời đại mới, mở mang tâm hiểu biết ra nhiều lĩnh vực, nâng cao các kĩ năng vi tính. Các động cơ văn minh và chinh đáng này chắc chắn rằng có ảnh hưởng đến việc sử dụng IB của khách hàng. Nhân tố này được đo lường bằng 3 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,749.
Nhìn chung, do trong quá trình rút trích nhân tố không hề có sự thay đổi số biến các quan sát nên hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố sau khi được rút trích so với ban đầu là không thay đổi. Nghiên cứu đã rút trích được 8 nhân tố là động cơ sử dụng