Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:

Một phần của tài liệu Tuan 6 Van te nghia si can Giuoc (Trang 53 - 55)

Tiết 52:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Tiếp theo)

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Gọi HS đọc SGK.

Ngôn ngữ báo chí có những phương tiện diễn đạt nào? Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí được thể hiện như thế nào?

Ngữ pháp trong ngôn ngữ báo chí được sử dụng như thế nào?

Ngôn ngữ báo chí sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ngoài ba phương tiện ngôn ngữ trên, khi sử dụng ngôn ngữ báo chí ta cần lưu ý vấn đề gì?

Nêu các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? Nêu đặc điểm, tác dụng của các đặc trưng đó?

Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

Văn bản này thể hiện những đặc trưng nào của ngôn ngữ

I. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng củangôn ngữ báo chí: ngôn ngữ báo chí:

1. Các phương tiện diễn đạt:

a. Từ vựng: Hết sức phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí đều có lớp từ dành riêng.

b. Ngữ pháp: Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác.

c. Biện pháp tu từ: - Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ. Kết hợp câu ngắn dài xen kẽ.

- Dạng nói: Phát âm chuẩn.

- Dạng viết: Cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh phong phú.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:

a. Tính thông tin thời sự: Chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện.

b. Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn, lượng thông tin cao.

c. Tính sinh động hấp dẫn: Nhằm kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.

báo chí?

Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

GV hướng dẫn cho HS viết. HS ngồi viết bài làm của mình.

1. Bài tập 1:

- Tính thông tin thời sự: Chính xác về thời gian, địa điểm và sự kiện.

- Tính ngắn gọn: Có 6 dòng, 107 tiếng nhưng mang lượng thông tin lớn.

2. Bài tập 2:

*Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

- Soạn bài: Chí Phèo (Tiếp theo).

Tiết 53+54: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đọc văn: CHÍ PHÈO (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Hiểu được những nét cơ bản về con người, sự nghiệp văn chương của Nam Cao. - Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ qua các nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo.

- Hiểu được điển hình hoá miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể và kết thúc truyện của Nam Cao.

B. Cách thức tiến hành: GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi.C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học. C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

D. Tiến trình bài học:

1. Kiểm tra bài cũ: Đặc trưng của ngôn ngữ báo trí? 2. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của GV và

HS Nội dung cần đạt

GV nhắc lại: Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao về đề tài người nông dân nghèo được ông viết trước CMT8. Hãy tóm tắt tác phẩm? *Đây là tác phẩm quan trọng, GV cho 2 đến 3 HS tóm tắt, sau đó GV tóm tắt lại lần nữa.

Theo em, chủ đề tư tưởng của tác phẩm này là gì?

Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Bá Kiến?

I. Tìm hiểu chung:

1. Tóm tắt tác phẩm: Truyện kể về cuộc đời đen tối, bi thảm của người nông dân tên gọi Chí Phèo. Hắn là một đứa con hoang bị bỏ rơi, qua tay nhiều người, lớn lên làm công cho nhà Bá Kiến. Vì ghen vô cớ, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Khi ra tù, hắn bị Bá Kiến lợi dụng biến thành tay sai, dần dần Chí Phèo trở thành kẻ mất hết nhân hình, nhân tính bị mọi người xa lánh. Mối tình bất ngờ với Thị Nở khiến Chí Phèo muốn trở lại làm người nhưng định kiến xã hội làm Chí Phèp tuyệt vọng, đâm chết kẻ thù và kết liễu đời mình.

2. Chủ đề: Qua tấm bi kịch của cuộc đời Chí Phèo, tác giả đã tố cáo xã hội thối nát, không bảo vệ được cuộc sống của người dân lương thiện, đồng thời khẳng định bản chất tốt đẹp của họ bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình.

II. Đọc hiểu:

1. Nhân vật Bá Kiến: - Là nhân vật phản diện, được miêu tả đầy ấn tượng. Bá Kiến là một tên địa chủ gian hùng, xảo quyệt với những âm mưu thâm độc trong việc thống trị nhân dân nhất là với Chí Phèo.

- Tính cách của Bá Kiến được bộc lộ qua hành động của hắn.

Theo em Bá Kiến là người như thế nào?

Tóm tắt lai lịch của Chí Phèo?

Quá trính lưu manh hoá của Chí Phèo diễn ra như thế nào?

Nguyên nhân nào giúp cho Chí Phèo thức tỉnh?

Sự thức tỉnh đó được diễn ra như thế nào?

Ý nghĩa của việc Nam Cao để cho Chí Phèo thức tỉnh trở lại?

Khát khao trở lại làm người của Chí Phèo có thực hiện được không? Tại sao?

Hành động tự kết thúc tấm bi kịch cuộc đời mình của Chí Phèo có ý nghĩa gì? Theo em tại sao Nam cao không để cho Chí Phèo tiếp tục sống?

Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ của tác phẩm?

*GV: Chí Phèo địa diện cho cả lớp người nông dân Việt Nam trước CMT8, đó là nhân vật điển hình, Làng Vũ đại cũng là xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 được thu nhỏ. Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch chung của bao số phận. Họ cứ rơi vào vòng luẩn quẩn của cuộc sống, cái lò gạch cũ ở đầu và cuối tác phẩm nói lên điều đó.

Bá Kiến đại diện cho cường quyền bạo lực, kẻ đã làm số phận bao người lương thiện bị vùi dập.

2. Nhân vật Chí Phèo: - Lai lịch rất đáng thương: Mồ côi, bị bỏ rơi phải đi làm công, bị ở tù vô cớ…nhưng lại là người có ước mơ giản dị, đáng quý và giàu lòng tự trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quá trình lưu manh hoá: Vì ghen vô cớ mà Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, ra tù lại bị Bá Kiến lợi dụng, Chí phèo tự huỷ hoại bản thân khiến mọi người xa lánh và trở thành con quỷ dữ của Làng Vũ Đại.

- Sự thức tỉnh của Chí Phèo:

+ Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã khiến Chí Phèo bâng khuâng, mơ hồ buồn và cảm nhận được cuộc sống bình thường của con người và nhận ra hoàn cảnh của mình.

+ Tác giả để cho bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo sống lại khiến anh có khát khao trở lại cuộc sống.

Nam Cao đã phát hiện ra bản chất tốt đẹp của Chí Phèo bị vùi lấp từ lâu nhưng trước tình yêu chân thành nó đã sống lại quyết liệt, mạnh mẽ.

- Tâm bi kịch của đời Chí Phèo: Khát khao của Chí Phèo đã bị định kiến xã hội đánh bại. Xã hội không tin Chí Phèo sẽ hoàn lương. Chí Phèo rơi vào bi kịch của tâm hồn: Bi kịch của con người không được công nhận là người. Thấm thía nỗi đau, Chí Phèo đã giết chết kẻ thù và kết liễu đời mình. Kết thúc tấm bi kịch của mình Chí Phèo đã chọn cái chết để bảo vệ nhân phẩm: Chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống.

Nam Cao đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm tốt đẹp của Chí Phèo bằng trái tim nhân hậu của mình.

3. Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật rất sống động, độc đáo, gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc (Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình).

- Đi sâu vào nội tâm nhân vật, diễn tả những diễn biến tâm lý phức tạp để làm nổi bật tính cách.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ tài tình, giọng văn hấp dẫn cả lối kể truyện lẫn ngôn ngữ nhân vật.

Một phần của tài liệu Tuan 6 Van te nghia si can Giuoc (Trang 53 - 55)