Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học D Tiến trình bài học:

Một phần của tài liệu Tuan 6 Van te nghia si can Giuoc (Trang 30 - 32)

D. Tiến trình bài học:

1. Kiểm tra bài cũ: Thành ngữ là gì? Điển cố là gì? Cho ví dụ? 2. Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của GV và

HS Nội dung cần đạt

Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK

Nêu vài nét sơ lược về tiểu sử Ngô Thời Nhậm?

Nêu hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu?

Quang Trung cho viết bài Chiếu với mục đích gì?

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: - Ngô Thời Nhậm (1746-1803) người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Năm 1775 đỗ Tiến sĩ ở tuổi 29.

- Năm 1788 giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc.

- Sau khi Lê-Trịnh sụp đổ, ông theo Tây Sơn và được phong làm làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.

2. Văn Bản:

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- Chiếu cầu hiền được viết vào khoảng 1788-1789 khi tập đoàn Lê-Trịnh hoàn toàn tan rã. Một số sĩ phu, tri thức chưa tin vào triều đình mới.

b. Mục đích: + Thuyết phục trí thức quan lại cũ ra cộng tác với Tây Sơn.

Nêu bố cục của bài Chiếu, nội dung của từng phần?

Theo tác giả thì người hiền phải có thái độ như thế nào với Vua?

Đối tượng chính của bài Chiếu là ai?Họ có thái độ như thế nào?

Thái độ của Quang Trung khi viết bài Chiếu này? Sự mong mỏi của Quang Trung xuất phát từ cái gì? Nghệ thuật lập luận của đoạn 1 và đoạn 2?

Quang Trung đưa ra những con đường cầu hiền nào?

Nội dung cần hiền là gì? Ý nghĩa của lời cầu hiền? Với người có tài, có tâm với nước thì Chiếu cầu hiền có tác dụng gì?

Qua đó em thấy Quang Trung là người như thế nào?

+ Thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của người đứng đầu đất nước.

c. Bố cục: Gồm 3 phần:

+ Phần đầu: “Từ đầu đến…sinh ra người hiền vậy” mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử.

+ Tiếp đó đến:…“Chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao” Thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh và tấm lòng khiêm nhường nhưng cương quyết cầu hiền.

+ Còn lại:Con đường cầu hiền của Nguyễn Huệ.

d. Chủ đề.

II. Đọc hiểu:

1. Mối quan hệ của người hiền và thiên tử:

- Người hiền phải quy thuận về với Vua. Vì vậy người hiền không nên giấu mình ẩn tiếng, không để đời dùng thì không đúng với ý trời và phụ lòng người. - Đối tượng của bài Chiếu là các nho sĩ Bắc Hà, quan lại trí thức trong chiều Lê-Trịnh. Hầu hết họ là những người có thái độ tiêu cực, cố chấp vì một chữ trung với triều đình cũ mà đi ở ẩn, làm quan thì không hết trách nhiệm, thậm trí tự vẫn.

- Nguyễn Huệ đã rất thành tâm, chân thực, giãi bày tâm sự tỏ vẻ khiêm nhường để thể hiện sự mong mỏi chờ đợi hiền tài.

- Mong mỏi của Nguyễn Huệ xuất phát từ quyền lợi của dân, ý thức trách nhiệm của mình.

- Cách nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, đưa ra luận đề hợp lí đã tác động rất lớn, giàu tính thuyết phục.

2. Con đường cầu hiền của vua Quang Trung:

- Biện pháp cầu hiền: 3 cách + Dâng thư tỏ bày công việc

Tốt thì dùng, chưa tốt không phạtkhuyến khích. + Các quan tiến cử người tài nghệ.

+ Tự tiến cử

Thời vận tốt cho người hiền ra giúp nước.

- Nội dung: Vừa cụ thể vừa tác động tới mọi đối tượng. Đây là thái độ của người đứng đầu đất nước. Lời cầu hiền là lời tâm huyết, mang tư tưởng tiến bộ. Nó mở ra con đường để những bậc hiền tài thi thố tài năng lo giúp đời, giúp nước.

- Quang trung là vị vua có cái nhìn xa rộng và đúng đắn, hết lòng vì dân vì nước, có tư tưởng tiến bộ. + Biết trân trọng kẻ sĩ, người hiền, hướng họ vào mục đích xây dựng đất nước.

+ Giữ nước chống ngoại xâm.

+ Phát hiện nhân tài, không phân biệt tầng lớp. + Chân thành bày tỏ tấm lòng mình

- Soạn bài Xin lập khoa luật.

Tiết 27:

Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT

Nguyễn Trường Tộ

A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu biết thêm về nhà trí thức tiến bộ Nguyễn Trường Tộ.

B. Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi.C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học. C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

Một phần của tài liệu Tuan 6 Van te nghia si can Giuoc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w