D. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp . 2. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK. Nêu những nét chính trong cuộc đời của Thạch Lam?
Nêu xuất xứ của truyện ngắn Hai Đứa Trẻ?
Nêu chủ đề của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: - Thạch Lam (1910-1942) tại Hà Nội, tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân.
- Sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại. - Nhỏ sống ở Hai Dương, sau đó theo cha sang tỉnh Thái Bình, Ông học ở Hà Nội.
Hết tú tài ông viết văn, làm báo.
- Thạch Lam tính tính đôn hậu, có quan niệm về văn chương rất lành mạnh, tiến bộ.
- Văn Thạch Lam giản dị, trong sáng rất thâm trầm sâu sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết Ngày mới (1939) + Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942).
+ Tập tiểu luận: Theo dòng (1941).
+ Tuỳ bút: Hà Nội ba sáu phố phường (1943),
Hai đứa trẻ là truyện ngắn in trong tập Nắng trong vườn.
2. Văn bản: a. Xuất xứ: SGK.
b. Bố cục: 3 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu đến: “Tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Tâm trạng của Liên trước cảnh chiều muộn ở phố huyện.
- Đoạn 2: Tiếp đó đến: “Có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Tâm trạng của Liên trước cảnh đêm ở phố huyện.
- Đoạn 3: Còn lại: Thể hiện tâm trạng của Liên trước cảnh chuyến tàu đêm đi qua.
Gọi HS đọc từ đầu đến về phía làng.
Phố huyện chiều tốt được miêu tả với âm thanh gì? Không gian phố huyện được miêu tả như thế nào? Cuộc sống của con người phố huyện ra sao?
Cuộc sống nghèo khổ, vất vả, lam lũ.
Phố huyện được vào đêm bị bao phủ bởi cái gì? Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối có tác dụng gì?
Hoạt động cuối cùng của phố huyện là gì?
Khái quát tâm trạng Liên qua các diễn biến thời gian?
Ý nghĩa của đoàn tàu?
Tại sao tác giả lại có sự cảm thông với những người dân phố huyện?
Truyện ngắn Hai đứa trẻ có nghệ thuật đặc sắc gì?
Khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện
tù đọng, mòn mỏi, tăm tối và ước mơ của người dân phố huyện. Qua đó ta thấy được sự cảm thông sâu sắc của tác giả với họ.
II. Đọc hiểu:
1. Bức tranh phố huyện:
a. Lúc chiều xuống: - Âm thanh: Tiếng trống, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi…báo hiệu cảnh chiều tàn.
- Không gian: Phương tây rực đỏ, đám mây như hòn than sắp tàn, dãy tre làng
- Cuộc sống con người cũng: Chợ văn, người về, trẻ con nhặt nhạnh những thứ còn sót lại
b. Khi màn đêm buông xuống: - Bóng tối bao quanh phố huyện, bóng tối tràn ra lấn áp ánh sáng, trong khi ánh sáng chỉ là những hạt, khe, vệt, quầng sáng thì bóng tối lại ngập tràn dày đặc. Miêu tả sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tốiCuộc sống tối tăm.
- Con người sống đơn điệu, buồn tẻ, lay lắt, vô vị.
c. Khi về khuya: Phố huyện chìm ngập trong bóng tối chỉ có sự xuất hiện của đoàn tàu, mang lại ánh sáng trong chốc lát rồi đi ngay.
2. Tâm trạng của Liên: Đó là tâm trạng buồn man mác khi chiều buông xuống; cảm thông cho những đứa trẻ phố huyện.
- Liên yêu lặng ngồi trong bóng tối, hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp ở Hà Nội, ước mơ một cái gì xa xôi, tươi sáng hơn.
- Đoàn tàu là lí do để Liên thức và khắc khoải chờ đợi. Đoàn tàu mang ánh sánh, sự sang trọng đến phố huyện rồi vụt qua để lại bóng tối mênh mông cho phố huyện.
- Đoàn tàu đến từ Hà Nội, nơi An và Liên đã có những kỉ niệm đẹp đẽ. Đoàn tàu là hình ảnh của tương lai, nó gợi một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, rực rỡ. Việc Liên và An đón đợi đoàn tàu xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và sống với một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng.
Phải yêu thương và có sự cảm thông sâu sắc, Thạch Lam mới hiểu và cảm nhận được cuộc sống khát khao của người dân phố huyện.
3. Nghệ thuật: - Không có cốt truyện.
- Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, lời văn bình dị nhưng luôn ẩn một tình cảm thương xót đối với người dân nghèo khổ, sống quanh quẩn, tăm tối.
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc.