Đây là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hai yếu tố cơ bản đó là giá bán và chất lượng sản phẩm. Nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp định hướng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của mình. Đối với ngành, ngoài trình độ công nghệ của thiết bị, máy móc thì trình độ quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ lao động kỹ thuật bậc cao cũng là nhân tố công nghệ quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Các tiến bộ trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo và môi trường, đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong việc tạo ra những nguyên liệu mới, các quy trình sản xuất hiện đại đáp ứng các nhu cầu của thực tiễn. Điều này góp phần tạo nên uy tín của công ty trên thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu của công ty.
Trong hệ thống các giải pháp và chính sách việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành Dệt – May của Nhà nước có các giải pháp về khoa học và công nghệ như sau:
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn và bảo vệ cho người tiêu dùng; áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may.
- Tăng cường quản lý chất lượng, thử nghiệm, chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với quốc tế; nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu.
- Nhà nước hỗ trợ một phần cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm, khắc phục các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước nhập khẩu; hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi các kinh nghiệm quản lý, chuyển giao các công nghệ hiện đại.
4.1.2 Môi trường vi mô4.1.2.1 Khách hàng 4.1.2.1 Khách hàng
Theo báo cáo Năng lực canh toàn cầu thì quy mô thị trường Dệt – May toàn cầu hiện đạt khoảng 1.100 tỷ USD với giá trị mậu dịch đạt 700 tỷ USD. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đạt 350 tỷ USD/năm và Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất với 288 tỷ USD. Các quốc gia đi trước như Mỹ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho chuỗi giá trị dệt may là thiết kế, marketing và phân phối. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh, Indonesia… Dự báo đến năm 2025, quy mô ngành dệt may toàn cầu đạt 2.110 tỷ USD tương ứng tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2012 – 2025 đạt khoảng 5%/năm. Bốn thị trường tiêu thụ chính là EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản với dân số chỉ khoảng 1/3 dân số toàn cầu nhưng chiếm hơn 75% tổng giá trị dệt may toàn cầu. EU là thị trường lớn nhất với giá trị đạt 350 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2025, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất với giá trị 540 tỷ USD, tương ứng CAGR giai đoạn 2012 – 2025 đạt 10%/năm. Các thị trường lớn tiếp theo là Brasil, Ấn Độ, Nga, Canada, Úc. Ấn Độ được dự báo sẽ là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất với CAGR đạt 12%/năm và giá trị năm 2025 đạt 200 tỷ USD, qua đó sẽ vượt Nhật Bản, Brazil để trở thành quốc gia có quy mô thị trường lớn thứ 4 thế giới. Các quốc gia khác chiếm khoảng 44% dân số thế giới nhưng trên thị trường dệt may chỉ chiếm 7% quy mô thị trường dệt may toàn cầu.
Ngoài ra, chi tiêu dệt may bình quân đầu người thế giới năm 2012 đạt 153 USD, dự báo đến năm 2025, mức chi tiêu này sẽ tăng lên 247 USD. Chi tiêu dệt may bình quân đầu người có sự khác biệt lớn giữa những quốc gia phát triển và đang phát triển. Úc là quốc gia có chi tiêu dệt may bình quân đầu người cao nhất với 1.050 USD/năm, trong khi đó Ấn Độ là quốc gia có mức chi tiêu dệt may bình quân đầu người thấp nhất trong các nền kinh tế mới nổi; chỉ bằng 3% mức chi tiêu của Úc và 23,5% mức chi tiêu dệt may trung bình của thế giới. Dự báo đến năm 2025, Úc vẫn sẽ là quốc gia có mức chi tiêu dệt may bình quân đầu người lớn nhất thế giới.
Hoạt động chủ yếu của Công ty CP May Meko là gia công hàng may mặc và hiện nay các sản phẩm của công được xuất khẩu hoàn toàn. Công ty chủ yếu là may gia công cho nên dù doanh thu hằng năm khá cao nhưng lợi nhuận không cao. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần tập trung khai thác thế mạnh làm hàng chất lượng cao để tăng giá trị gia tăng, giao
hàng đúng hạn, đáp ứng cả những đơn hàng số lượng ít và nhất là đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn môi trường, quan hệ lao động hài hòa,… Đó cũng là những lợi thế để công ty bám sát thị trường, khách hàng xuất khẩu hiện có, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng để giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống và thu hút khách hàng mới.
4.1.2.2 Nhà cung ứng
Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành hàng xuất khẩu là có nguồn nguyên liệu ngay trong nước, qua đó sẽ giúp các doanh nghiệp của Việt Nam chủ động sản xuất và góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Do đó, chỉ khi ngành phụ liệu phát triển thì ngành sản xuất mới phát triển tốt được.
Ngành dệt may Việt Nam dù dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng chỉ mới tập trung và phát triển ở khâu may, trong khi chuỗi sản xuất của ngành là dệt – nhuộm – may Việt Nam còn kém phát triển. Hiện nay, phát triển ngành Dệt – Nhuộm ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn về vốn và các quy định về nước thải khi thải ra môi trường. Ngành dệt may Việt Nam từ nhiều năm qua, đã xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tỷ trọng hai loại hình này trong năm 2012 chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước, trong đó xuất khẩu theo hình thức gia công chiếm 52,7% và xuất theo sản xuất xuất khẩu là 44,6%.
Nhận thức được tầm quan trọng nên việc đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước vài năm trở lại đây đã được đẩy mạnh. Trong mối tương quan giữa nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày như nhập khẩu vải, xơ sợi dệt, bông các loại,... và xuất khẩu các sản phẩm, cơ quan hải quan đánh giá tỷ lệ tăng trưởng thặng dư thương mại giữa xuất khẩu hàng dệt may và giày dép so với nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào của hai ngành càng tăng cao.
Vì vậy, việc chủ động nguồn nguyên liệu trong nước hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng về nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa. Khi xuất khẩu hàng hóa vào những thị trường mà Việt Nam đã kí kết các hiệp định thương mại tự do, yếu tố nguyên liệu trong nước giúp thỏa mãn yêu cầu về các quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan. Chẳng hạn như với Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay hiệp định FTA EU - Việt Nam, ngành dệt may được kỳ vọng sẽ là mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất.
4.1.2.3 Đối thủ tìm ẩn
Theo quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 23 – 24 tỷ USD, năm 2020 là 36 – 38 tỷ USD và đến năm 2030 là 64 – 67 tỷ USD. Để đạt được cá mục tiêu như trên, nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành như: vốn đầu tư thấp, trình độ công nghệ không cần cao hay sự khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Với việc doanh nghiệp ra đời sau và được tạo các điều kiện đầu tư thuận lợi nên sẽ áp dụng các công nghệ mới hơn so với các công ty đã hoạt động trong ngành, họ sẽ đưa ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và dịch vụ tốt hơn tạo ra áp lực đối với các công ty hiện tại trong ngành.
4.1.2.4 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm may mặc là mặt hàng khó thay thế vì nó đáp ứng nhu cầu ăn mặc của con người. Tuy nhiên, hiện nay nhiều sản phẩm may mặc được làm từ chất liệu len xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới. Làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mặt hàng áo Jacket làm bằng lông vũ, gòn của Công ty CP May Meko. Qua đó tạo ra áp lực để công ty phải không ngừng tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh để thu hút và giữ chân khách hàng.
4.1.2.5 Đối thủ cạnh tranh
i) Công ty cổ phần Sao Mai Đồng Tháp
Công Ty Sao Mai Đồng Tháp được thành lập năm 1988 theo:
- Giấy đăng ký thành lập công ty số :000481/GP/TLDN do UBND tỉnh Đồng Tháp ký ngày 27/09/1994.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 059372 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ngày 27/04/2005.
Về năng lực của công ty: Hiện tại công ty đang hoạt động với quy mô sản xuất 04 Xưởng may (Xưởng may Cao Lãnh 1&2; Xưởng may Cao Lãnh 3; Xưởng may Sa Đéc; Xưởng may Tháp Mười ) và 01 Xưởng Thủ Công Mỹ Nghệ (Xưởng 04). Với tổng nguồn vốn đầu tư là 2,5 triệu USD với 1.500 máy các loại, hơn 1.300 công nhân làm việc và khu vực sản xuất rộng 18.755m2
. Những mặt hàng sản xuất chính: áo sơ mi, jacket, quần áo thể thao, áo đầm phụ nữ, áo thun, áo len, khăn, quần áo đạo hồi, T-shirt, Polo shirt, Pyjama, hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm sản xuất từ dây chuối, mây tre, lục bình, cói ...Và thị trường chính của công ty là: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Canada, EU, Mỹ, Nhật Bản và Úc.
Công ty Sao Mai sẵn sàng hợp tác với các công ty nước ngoài và các đơn vị kinh tế trong nước dưới các hình thức khác nhau như:
- Mua bán hàng may mặc và nguyên phụ liệu may, thủ công mỹ nghệ. - Liên doanh, sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. - Sản xuất, gia công hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ.
- Cung cấp máy móc thiết bị ngành may.
- Tiêu thụ những sản phẩm trong ngành may mặc, thủ công mỹ nghệ.
ii) Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè
Sau hơn 30 năm, thành công lớn nhất của Tổng công ty CP May Nhà Bè (NBC) là tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn. Đến nay NBC đã phát triển thành một tổng công ty có 34 đơn vị thành viên, 20.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng khắp cả nước.
- Năm 1975: NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn hoạt động từ trước năm 1975. Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên hai đơn vị này thành Xí nghiệp may khu chế xuất. Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xí nghiệp khoảng 200 người.
- Năm 1992: Đầu những năm 90 là giai đoạn ngành dệt may phát triển mạnh theo định hướng trở thành một chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hướng về xuất khẩu. Trước yêu cầu cần xây dựng những đơn vị mạnh đáp ứng nhiệm vụ chiến lược của ngành, tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Công ty may Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp may Nhà Bè.
- Năm 2005: Vào tháng 4/2005, Công ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè. Cũng trong giai đoạn này công ty triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công nhân. Mục tiêu là hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơmi cao cấp... có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU. Đến nay May Nhà Bè được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston.
- Trong năm 2008, công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát triển thị trường trong nước. Công ty sắp xếp lại
các bộ phận theo hướng tinh gọn, tách một số chức năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang những lĩnh vực nhiều tiềm năng. Tháng 10/2008 công ty đổi tên thành Tổng công ty CP May Nhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới. Thị trường trong nước trở thành một trọng tâm hoạt động với những kế hoạch quy mô. NBC đổi mới ngay từ khâu khảo sát thị trường và thiết kế sản phẩm, giới thiệu các nhãn hàng mới và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước.
Lĩnh vực hoạt động: Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc, NBC còn tham gia một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường chính:
- Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước: Các sản phẩm của NBC như bộ veston, sơmi, quần... với những thương hiệu De Celso, Mattana, Novelty, Cavaldi, Style of Living, Navy Blue... từ lâu đã được khách hàng trong nước tín nhiệm. Tất cả đều hội tụ những ưu thế của NBC, đó là nét tinh tế trong lựa chọn chất liệu, kiểu dáng và sự sắc sảo về thiết kế, cắt may nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. NBC có mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và đội ngũ bán hàng tận tâm. Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của mình đối với NBC bằng cách bình chọn cho các sản phẩm của NBC là "Hàng Việt Nam chất lượng cao".
- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế: Trong nhiều năm, NBC đã tái khẳng định vị trí dẫn đầu ở các thị trường trong nước và quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của NBC là 251 triệu USD, năm 2010 là 302 triệu USD, năm 2011 là 347 triệu USD, năm 2012 là 428 triệu USD, năm 2013 là 480 triệu USD và dự kiến gia tăng 514 triệu USD năm 2014. Hiện tại, NBC là đơn vị sản xuất cho những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới với những đối tác như:
+ Thị trường Hoa Kỳ: Alfani, BCBG, Calvin Klein, Chaps, Club Room, Danny & Nicole, Express, J.C. Penney, JF, Jones NY, Joseph Abboud, Kenneth Cole, Michael Kors, Perry Ellis, Pierre Cardin, Ralph Lauren, Robert Allan, Sean John, Stafford and Tommy Hilfiger.
+ Thị trường châu Âu: Betty Barclay, Bonita, Burton, BMB,