Với những cơ hội về thị trường được mở rộng nên hiện nay nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Nhằm giải quyết vấn đề về vốn, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Thường xuyên thực hiện cân đối sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo chủ động hiệu quả.
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa phòng kế toán, phòng kế hoạch, xuất nhập khẩu, kinh doanh để xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể để đáp ứng nhu cầu vốn cho các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Quản lý chặt chẽ tài sản của công ty để tránh mất mát, xâm phạm hay tranh chấp về tài sản, phát sinh các chi phí không cần thiết... làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Thực hiện các chính sách về thanh toán và thu hồi nợ một cách hợp lý và rõ ràng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn...
- Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro khi thực hiện các giao dịch với các khách hàng quốc tế.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận
Trong những năm gần đây, ngành gia công may mặc của nước ta phát triển rất nhanh. May mặc Việt Nam đã thật sự tạo được uy tín về sản phẩm và chất lượng nên số lượng xuất khẩu hàng gia công may mặc và giá trị ngoại tệ thu vào hàng năm của ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty CP May Meko nói riêng tăng lên đáng kể. Trước tình hình hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh các cơ hội mà thị trường mang đến thì tồn tại không ít rủi ro và đe dọa cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gia công này. Những công ty nào có chiến lược và giải pháp xuất khẩu tốt thì sẽ thành công trên thương trường quốc tế.
Trong những năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu, Công ty CP May Meko dù đã gặp rất nhiều khó khăn do những thay đổi phức tạp của thị trường, các rào cản thương mại và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước. Nhưng công ty đã vượt qua và đạt được những thành công nhất định, bằng chứng là sản lượng và kinh ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong những năm gần đây. Hiện nay, công ty đã xuất khẩu các sản phẩm của mình sang nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc,... Các sản phẩm của công ty chủ yếu là áo jacket, áo khoác ngoài và sản phẩm quần các loại.
Để giúp Công ty CP May Meko giữ vững sự phát triển của mình trong thời gian tới. Tác giả đã dựa trên các cơ sở lý luận, phương pháp nguyên cứu về năng lực cạnh tranh và kết hợp với hoạt động kinh doanh của công ty để thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty CP May Meko TP. Cần Thơ”. Qua quá trình thực hiện đề tài thì đã làm rõ những vấn đề cơ bản sau:
- Trình bài các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực canh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một công ty.
- Giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty CP May Meko. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Meko trong thời gian qua.
- Từ đó, đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao để góp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong thời gian tới.
6.2 Kiến nghị
6.2.1. Đối với công ty
- Công ty cần nổ lực phấn đấu trong công tác đầu tư các nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp để đẩy mạnh hoạt động chiêu thị, mở rộng thị trường, quảng bá xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác. Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm chính sách phát triển thương mại ở các cấp quản lý để chủ động theo dõi diễn biến tình hình các thị trường, chủ động đối phó với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu,…
- Tăng cường thu thập ý kiến, cập nhật thông tin khách hàng, khảo sát thị trường để có biện pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp. Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường chủ lực. Xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, tư vấn,… Định hướng rõ thị trường xuất khẩu chủ lực để có chiến lược thích hợp với thị trường đó. Đổi mới cách tiếp cận thị trường, xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm bằng nhiều hình thức liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức cung ứng thực phẩm ở các thị trường lớn. Đồng thời, quan tâm hơn thị trường nội địa vì đây là một thị trường tiêu thụ lớn mà bấy lâu nay công ty đã bỏ sót.
- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để thích hợp với đặc thù từng thị trường. Xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường. Do đó, cần quan tâm đến công tác cải tiến, phát triển sản phẩm, tăng cường xuất khuẩu sản phẩm có giá trị gia tăng.
- Thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệu của công ty, chủ động ký kết hợp đồng mua bán. Bên cạnh đó, công ty phải đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu đúng tiến độ nhằm tạo uy tín, lòng tin đối với khách hàng và quan hệ làm ăn lâu dài.
- Công ty cần tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn cho người lao động, các quy định về xuất xứ, nguồn gốc, xây dựng các mô hình chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ, qua đó để nâng cao chất lượng sản phẩm.
6.2.2. Đối với nhà nước
- Nhà nước ta nên có chính sách và biện pháp để giảm bớt những thủ tục hải quan xuất nhập khẩu quá phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí của các doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó nhà nước cần có những điều kiện ưu đãi đối với những công ty có cơ cấu công nhân phần lớn là lao động nữ vì họ sẽ được hưởng những khoản ưu đãi trong thời gian sinh sản trong khi đó công ty lại không có ưu đãi nào từ phía nhà nước.
- Có chính sách hỗ trợ đảm bảo tín dụng xuất khẩu bằng cách lập ra các quỹ bảo hiểm xuất khẩu, đảm bảo việc hổ trợ cho đơn vị trong trường hợp xảy ra rủi ro khi giao dịch với nước ngoài.
- Đẩy mạnh triệt để các biện pháp xã hội hóa để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý chất lượng, giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm tra bắt buộc lô hàng xuất khẩu do cơ quan nhà nước thực hiện.
- Ổn định sản lượng nguyên liệu bảo đảm cung cầu để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ, phải có sự liên kết giữa nhà nước, và doanh nghiệp với nhau sao cho đôi bên cùng có lợi, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu. Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thiết lập hệ thống kiểm soát chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ của các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lượng.
- Đẩy mạnh xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin các thị trường xuất khẩu, tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội chợ, triển lãm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, cung cấp những thông tin thiết thực về các thị trường xuất khẩu như: biến động thị trường, môi trường kinh doanh, các rào cản thương mại, môi trường pháp lý,… cho các doanh nghiệp trong nước để có chiến lược kinh doanh xuất khẩu hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Âu Thái Thái (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thép của Công ty CP Vật Tư Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
2. Dictionary of Trade Policy (1997), University of Adelaide
3. Đặng Minh Thu (2011), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nestle Việt Nam đến năm 2015. Luận văn thạc sĩ. Đại học Lạc Hồng.
4. Klaus Schwab, The Global Competitiveness Report 2013-2014, World Economic Forum
5. K. Marx (1978), Mác-ăng Ghen toàn tập, NXB Sự Thật.
6. Krugman, P (1994), Competitiveness: A Dangerous Obsession, Foreign Affairs, March/April.
7. Lê Nguyễn Đoan Khôi (2013), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học Cần Thơ.
8. Michael E. Porter (1990), The Competitive Advantage of Nation, London: Macmilan.
9. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Hiệp (2011), Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược & chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê.
12. Trần Thị Anh Thư (2012), Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Luận án tiến sĩ. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
13. Từ điển bách khoa (1995), NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội.
14. Website: www.mof.gov.vn; www.moit.gov.vn; www.gso..gov.vn; www.vietnamtextile.org.vn; www.saomaidt.com.vn; www.nhabe.com.vn; www.viettien.com.vn; www.garco10.vn; www.mutrap.org.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Họ và tên của người phỏng vấn:...
Vị trí công tác:...
Nơi công tác:...
Ngày...tháng...năm... Với mục đích nghiên cứu khoa học phụ vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần May Meko TP. Cần Thơ”.
Chúng tôi cam đoan các thông tin mà Ông (bà) cung cấp chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu luận văn tốt nghiệp và không dùng vào bất cứ mục đích khác.
Xin Ông (bà) vui lòng cho ý kiến về tác động của các yếu tố cạnh tranh
đến sự thành công đối với Công ty CP May Meko, Công ty CP Sao Mai Đồng Tháp, Tổng công ty May Nhà Bè, Tổng công ty May Việt Tiến, Tổng công ty May 10. Với thang đo như sau: 1 điểm: kém; 2 điểm: trung bình; 3 điểm: khá; 4 điểm: tốt
STT Các yếu tố cạnh tranh May Meko Sao Mai Đồng Tháp May Nhà Bè May
Việt Tiến May 10
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
1 Uy tín thương hiệu 2 Hệ thống phân phối 3 Chất lượng sản phầm 4 Kỹ năng quản trị điều
hành doanh nghiệp
5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
6 Chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp
7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ
8 Khả năng cạnh tranh giá 9 Hoạt động nghiên cứu
phát triển
10 Năng lực Marketing và bán hàng
Phụ lục 2: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA
TT Họ và tên Giới
tính
Chức vụ
CG1 Nguyễn Phi Long Nam Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty CP May Meko
CG2 Nguyễn Thanh Dung Nữ Trưởng phòng kế hoạch Công ty CP May Meko
CG3 Trần Xuân Hoa Nữ Phó phòng kế hoạch Công ty CP May Meko
CG4 Huỳnh Công Minh Nam Trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH May Hào Tân
CG5 Võ Quang Nguyên Nam Phó phòng kinh doanh Công ty CP Sao Mai Đồng Tháp
Phụ lục 3: TÍNH ĐIỂM PHÂN LOẠI CỦA MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH (C.I.M)
Dựa vào số liệu thống kê được từ bảng trả lời của các chuyên gia về tác động của các yếu tố cạnh tranh đến sự thành công đối với Công ty CP May Meko, Công ty CP Sao Mai Đồng Tháp, Tổng công ty May Nhà Bè, Tổng công ty May Việt Tiến, Tổng công ty May 10 để tính điểm quan trọng của các yếu tố.
Bảng 1: Công ty CP May Meko
STT Đánh giá các yếu tố cạnh tranh CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Tổng
điểm Trung bình Phân loại 1 Uy tín thương hiệu 3 3 3 3 2 14 2,8 3 2 Hệ thống phân phối 1 1 2 2 2 8 1,6 2 3 Chất lượng sản phẩm 4 4 4 4 4 20 4 4
4 Kỹ năng quản trị đều hành doanh nghiệp 4 4 4 4 3 19 3,8 4
5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 2 2 3 3 2 12 2,4 2
6 Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 3 3 4 4 3 17 3,4 3
7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 3 3 3 4 3 16 3,2 3
8 Khả năng cạnh tranh giá bán 4 4 4 4 4 20 4 4
9 Hoạt động nghiên cứu phát triển 4 4 4 4 3 19 3,8 4
10 Năng lực Marketing và bán hàng 1 2 2 2 1 8 1,6 2
Bảng 2: Công ty CP Sao Mai Đồng Tháp
STT Đánh giá các yếu tố cạnh tranh CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Tổng
điểm Trung bình Phân loại 1 Uy tín thương hiệu 2 2 3 2 1 10 2 2 2 Hệ thống phân phối 1 1 1 1 1 5 1 1 3 Chất lượng sản phẩm 4 4 4 4 3 19 3,8 4
4 Kỹ năng quản trị đều hành doanh nghiệp 3 3 3 3 2 14 2,8 3
5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 2 2 2 3 3 12 2,4 2
6 Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 2 2 2 4 2 12 2,4 2
7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 2 2 2 3 3 12 2,4 2
8 Khả năng cạnh tranh giá bán 4 4 4 4 3 19 3,8 4
9 Hoạt động nghiên cứu phát triển 2 2 3 3 2 12 2,4 2
10 Năng lực Marketing và bán hàng 1 1 2 2 1 7 1,4 1
Tổng điểm 122
Bảng 3: Tổng công ty CP May Nhà Bè
STT Đánh giá các yếu tố cạnh tranh CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Tổng
điểm Trung bình Phân loại 1 Uy tín thương hiệu 4 4 4 4 4 20 4 4 2 Hệ thống phân phối 3 3 3 3 3 15 3 3 3 Chất lượng sản phẩm 4 4 4 4 4 20 4 4
4 Kỹ năng quản trị đều hành doanh nghiệp 4 4 4 4 4 20 4 4
5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 4 4 4 4 4 20 4 4
6 Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 4 4 4 4 4 20 4 4
7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 4 4 4 4 4 20 4 4
8 Khả năng cạnh tranh giá bán 4 4 3 4 4 19 3,8 4
9 Hoạt động nghiên cứu phát triển 4 4 4 4 4 20 4 4
Bảng 4: Tổng công ty CP May Việt Tiến
STT Đánh giá các yếu tố cạnh tranh CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Tổng
điểm Trung bình Phân loại 1 Uy tín thương hiệu 4 4 4 4 4 20 4 4 2 Hệ thống phân phối 3 3 3 4 4 17 3,4 4 3 Chất lượng sản phẩm 4 4 4 4 4 20 4 4
4 Kỹ năng quản trị đều hành doanh nghiệp 4 4 4 4 4 20 4 4
5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 4 4 4 4 4 20 4 4
6 Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 4 4 4 4 4 20 4 4
7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 4 4 4 4 4 20 4 4
8 Khả năng cạnh tranh giá bán 4 4 4 4 4 20 4 4
9 Hoạt động nghiên cứu phát triển 4 3 3 3 4 17 3,4 3
10 Năng lực Marketing và bán hàng 4 4 4 4 4 20 4 4
Tổng điểm 194
Bảng 5: Tổng công ty May 10
STT Đánh giá các yếu tố cạnh tranh CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Tổng
điểm Trung bình Phân loại 1 Uy tín thương hiệu 3 3 3 3 3 15 3 3 2 Hệ thống phân phối 2 2 2 4 4 14 2,8 3 3 Chất lượng sản phẩm 4 4 4 4 4 20 4 4
4 Kỹ năng quản trị đều hành doanh nghiệp 3 3 4 4 4 18 3,6 4
5 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 4 4 4 4 4 20 4 4
6 Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 4 4 4 4 4 20 4 4
7 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 3 3 4 4 4 18 3,6 4
8 Khả năng cạnh tranh giá bán 4 4 4 4 4 20 4 4
9 Hoạt động nghiên cứu phát triển 4 4 4 4 4 20 4 4
Phụ lục 4: TÍNH MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH (C.I.M)