SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài. Bảng 2.1 Ma trận SWOT
SWOT Cơ hội (O) Đe dọa (T)
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Ma trận SWOT là một công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và phát triển bốn chiến lược: chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT). Việc kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và cá yếu tố bên ngoài là một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi phải được thực hiện một cách khách quan và phải
có sự phán đoán tốt. Mục đích của phân tích SWOT là đề ra các chiến lược có tính khả thi để có thể lựa chọn, chưa quyết định chiến lược nào là chiến lược tốt nhất. Ma trận SWOT đề ra các chiến lược:
- Các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội hay thời cơ bên ngoài.
- Chiến lược WO cải thiện những điểm yếu bên trong doanh nghiệp bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm bớt các mối đe dọa bên ngoài.
- Chiến lược WT là các chiến lược dựa trên khả năng hạn chế các điểm yếu bên trong doanh nghiệp và tránh khỏi những mối đe dọa của môi trường bên ngoài.
Mô tả sơ đồ ma trận SWOT gồm có 9 ô. Trong đó 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S,W,O,T); 4 ô chứa chiến lược (SO,ST,WO,WT) và một ô trống.