Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 34)

Theo từng mục tiêu cần nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp sau:  Mục tiêu 1: Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Meko trong thời gian qua.

Sử dụng phương pháp so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối, phương pháp biểu đồ và đồ thị để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

 Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.

Sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp đề phân tích các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty. Dùng bộ tiêu chí đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để phân tích thực trạng năng lực

cạnh tranh của công ty. Từ đó đưa ra đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian vừa qua.

 Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Meko TP. Cần Thơ.

Từ việc đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. Sử dụng Ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ. Ngoài ra đề tài còn sử dụng Ma trận SPACE để hoạch định chiến lược cho công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MEKO TP. CẦN THƠ

3.1 Tổng quan về Công ty cổ chần May Meko TP. Cần Thơ 3.1.1 Thông tin chung

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MEKO

- Tên giao dịch quốc tế: MEKO GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên gọi tắt: MEKO GARMENT (MG)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số: 5703000154. Đăng ký ngày 08 tháng 08 năm 2005.

- Trụ sở chính đặt tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, TP. Cần Thơ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

- Địa chỉ : Đường trục chính, Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

- Điện thoại: (84 71) 3841 298 – 3842 263 Fax: (84 71) 3841 330

- Văn phòng đại diện: 37B Nguyễn Thống, Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. - E-mail: MEKOgarment@hcm.vnn.vn

- Website: http://www.MEKOgarmentco.com - Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng

- Mệnh giá mỗi cổ phần: 10.000 đồng

- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Trần Chí Gia. Chức danh: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc công ty.

- Lĩnh vực kinh doanh: Chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu, đáp ứng mọi kiểu dáng và yêu cầu chất lượng khắt khe của khách hàng. Khách hàng chủ yếu của công ty là các nước thuộc khối EU, Nhật, Đài Loan, Nga,… - Thị trường của công ty: 100% xuất khẩu.

- Sản phẩm của công ty đa dạng và chất lượng đã chiếm được lòng tin của khách hàng:

+ Áo Jacket lông vũ/áo vest lông vũ. + Áo Jacket gòn/áo vest gòn.

+ Trang phục trẻ em. + Quần shorts, quần dài.

+ Chủng loại sản phẩm: Cao cấp – trung cấp.

- Slogan Công ty: “Ấm áp cho bạn” – MEKO mong muốn thông qua đứa con tinh thần (sản phẩm làm ra và dịch vụ vủa mình), mang đến cho người tiêu dùng và khách hàng một cảm giác ấm áp và ấm lòng khi sử dụng, cũng như khi hợp tác cùng MEKO.

- Phương châm công ty: “Xuất hàng đúng hẹn, đạt yêu cầu chất lượng, giá cả cạnh tranh, đôi bên cùng có lợi”.

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Khi mới thành lập, công ty chỉ là một xí nghiệp chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu MEKO. Đây là một trong 06 xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đầu tiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là xí nghiệp liên doanh giữa Công ty Nông sản Cần Thơ và Công ty Vietsing của Hồng Kông. Giấy phép đầu tư được cấp ngày 15-09-1988 số may mặc xuất khẩu MEKO với mức vốn pháp định là 1.200.256 USD, trong đó phía Việt Nam là 807.532 USD, phía nước ngoài là 392.724 USD.

Giai đoạn đầu: (từ lúc vừa thành lập đến tháng 03/1990). Xí nghiệp hoạt động gần như nhờ 100% vốn nước ngoài. Phía đối tác Việt Nam là thành phố Cần Thơ thực tế không có vốn bỏ vào, đối tác nước ngoài gần như chi phối toàn bộ hoạt động của xí nghiệp.

Giai đoạn thứ hai: (từ tháng 04/1990 đến tháng12/1992). Thời gian này phía Việt Nam thay đổi chủ đầu tư từ Thành phố Cần Thơ chuyển sang cho công ty nông sản xuất khẩu Cần Thơ. Giai đoạn này mới có sự đầu tư vốn của phía Việt Nam và trong các hoạt động sản xuất cũng như quản lý xí nghiệp phía công ty nông sản đã có tiếng nói. Tuy nhiên xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì phần lớn những đơn đặt hàng của xí nghiệp đều nhờ vào phía đối tác nước ngoài chứ phía công ty nông sản hoàn toàn không có sự chủ động. Điều này đã gây ra mất ổn định về đầu vào lẫn đầu ra cho xí nghiệp.

Giai đoạn thứ ba: (từ tháng 01/1993 đến tháng 06/2004). Giai đoạn này đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn cho xí nghiệp. Hội đồng quản trị đã giao quyền nhận đơn đặt hàng cho ban giám đốc xí nghiệp và cũng đã có sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa công ty Nông sản Cần Thơ với phía đối tác nước ngoài. Đây có thể coi là giai đoạn phát triển của xí nghiệp.

Giai đoạn thứ tư: (từ tháng 07/2004 đến nay). Ngày 01/07/2004, Công ty cổ phần may MEKO chính thức được thành lập từ tiền thân là xí nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu MEKO. Từ khi thành lập cho đến nay công ty không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt.

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 3.1.3.1 Chức năng 3.1.3.1 Chức năng

Trong cơ chế thị trường, công ty được trao quyền tự chủ kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Ngoài ra, công ty phải tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu do Bộ Thương Mại giao cho. Tạo lập tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài, đảm bảo tăng trưởng vốn và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất, liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất để khai thác có hiệu quả nguồn vật tư nguyên liệu và nhân lực của đất nước, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Nội dung hoạt động:

- Nhận xuất nhập khẩu ủy thác, làm đại lý, môi giới mua bán các mặt hàng cho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài theo quyết định của nhà nước và Bộ Thương Mại.

- Tổ chức sản xuất gia công hàng xuất khẩu, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức trong và ngoài nước.

3.1.3.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó có kế hoạch xuất nhập khẩu.

- Tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị liên doanh áp dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Tiếp cận thị trường, nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, cải tiến mẫu mã, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Tuân thủ các chế độ, chính sách, luật pháp quy định liên quan đến hoạt động của đơn vị.

3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất công ty3.2.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban 3.2.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban

Cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu theo cấu trúc trực tuyến theo từng chức năng và từng bộ phận.

Cơ cấu này nhóm các hoạt động chuyên môn lại với nhau theo từng chức năng và nhiệm vụ, cho phép công ty có thể hoạt động được dễ dàng hơn, đồng thời sử dụng và phát huy có hiệu quả các tài năng chuyên môn kỹ thuật và công tác quản lý.

Tuy nhiên do mỗi bộ phận có chức năng chuyên môn kỹ thuật và giá trị pháp luật khác nhau nên nó sẽ tạo ra sự khó khăn cho việc hợp tác và chia sẻ thông tin cho nhau giữa các bộ phận trong công ty, nhằm giúp công ty đạt hiệu quả tối đa trong cả khâu quản lý và sản xuất.

Bên cạnh đó nếu được bố trí hợp lý giữa các khâu với nhau trong quá trình hoạt động, tạo nên sự hài hoà trong công việc và sự hòa đồng của các nhân viên trong công ty sẽ càng nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổ chức.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty theo cấu trúc trực tuyến theo từng quy trình, chức năng và bộ phận. Hình thức phân chia này dẫn đến việc hình thành các phân xưởng mà mỗi bộ phận sản xuất đó sẽ đảm nhiệm một công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Ưu điểm của cơ cấu này là: đảm bảo sự thi hành các chức năng nhiệm vụ, thuận tiện trong việc đào tạo đội ngủ công nhân, dễ dàng trong kiểm tra quản lý các hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên do mỗi bộ phận theo đuổi mục đích, chức năng riêng nên dễ quên đi mục tiêu chung của tổ chức, phức tạp trong việc phối hợp các khâu lại với nhau.

Do đó cần nâng cao năng lực của bộ máy quản trị, nâng cao nhận thức cho công nhân để có ý thức tốt trong công việc. Thêm vào đó xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, gắn kết và bố trí hợp lý các khâu với nhau để giúp công ty đạt hiểu quả cao nhất trong sản xuất.

KHỐI SẢN XUẤT

HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MEKO

VP. ĐẠI DIỆN P.NS HC PGĐ NỘI CHÍNH PGĐ SẢN XUẤT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC KHỐI VĂN PHÒNG P. C.ĐIỆN T.VỤ P. KẾ TOÁN KHO KHTK KD - XNK BV, Tạp vụ NS, LĐTL, ATLĐ, VT – Phiên dịch TM, TX CƠ ĐIỆN P. THIẾT KẾ P. KT - QTCN X. CẮT (PSAX1) X. MAY ( PSX2.1 PSX2.2 PSX2.3 PSX2.4) TỔ TK 1&2 QTCN MM GSĐ BCắt K.Vải TThân TỔ MAY 1  13 FQC XƯỞNG HOÀN THÀNH (PSX3) 1.QCC 2.QC1 3.CDÙNG 4.ỦI 5.QC2 6.FQC 7.ĐÓNG

FQC: Viết tắt của kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng nhằm thực hiện lại tất cả các thao tác của 2 lần kiểm tra trước

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.

- Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Giám đốc:

Hiện nay giám đốc công ty là ông Trần Chí Gia, là người có toàn quyền quyết định về quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, không nhất thiết là cổ đông và có thể là thành viên của Hội Đồng quản trị. Tổ chức quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đề ra.

Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi quan hệ giao dịch và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và cổ đông về trách nhiệm quản lý và điều hành công ty.

Tổ chức quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đề ra.

Thay đổi bổ sung nhân sự khi cần thiết. - Phó giám đốc:

Gồm hai phó giám đốc:

+ Phó giám đốc nội chính: hiện là ông Tô Văn An, là người toàn quyền quản lý về khối văn phòng của công ty. Khối này có chức năng quản lý: hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, tổng hợp và thông tin, cải cách hành chính, ngoại vụ, pháp chế tài chính, xuất nhập khẩu của công ty. Đồng thời cũng có nhiệm vụ: tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình cộng tác cũng như việc chỉ đạo điều hành của Giám đốc và Phó Giám đốc; tham mưu xây dựng quy hoạch công tác tổ chức, bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức của công ty; quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính của công ty; tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với công nhân viên theo quy định của pháp luật; là đầu mối các hoạt động đối ngoại (trong nước và quốc tế) và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo của công ty phân công..

+ Phó giám đốc sản xuất: hiện là bà Lý Tú Nhanh, là người toàn quyền quản lý về khối sản xuất của công ty. Khối này có chức năng và nhiệm vụ: thiết lập kế hoạch sản xuất và trình giám đốc duyệt sau đó phân công cho các

bộ phận cấp dưới tiến hành sản xuất. Theo dõi và chịu trách nhiệm về các thao tác sản xuất sản phẩm.

- Văn phòng đại diện:

Phụ trách việc giao nhận hàng hóa tại cảng hoặc sân bay. - Phòng nhân sự hành chính:

Tiếp nhận, quản lý và lưu trữ các tài liệu hành chính quan trọng. Điều hành các hoạt động của văn phòng.

Soạn thảo đề xuất các kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Tuyển dụng và tổ chức đào tạo, huấn luyện cho lực lượng lao động mới vào nghề cũng như lao động đã làm việc lâu năm.

- Phòng cơ điện tạp vụ:

Chức năng chính quản lý và thực hiện các công tác đảm bảo về hệ thống điện cho công ty.

- Phòng kế toán:

Quản lý các nguồn vốn, quỹ để đạt hiệu quả cao nhất. Cân bằng nguồn tài chính của công ty.

Quản lý thu chi và trả công lao động. Tổ chức công tác hạch toán kế toán.

Lập kế hoạch tài chính – tín dụng, lập các báo cáo tài chính để trình lên giám đốc và tham mưu cho giám đốc các vấn đề về tài chính kế toán.

- Kho:

Là nơi chứa tất cả các nguyên liệu, phụ liệu, đồ văn phòng phẩm của công ty. Có trách nhiệm quản lý các nguyên phụ liệu và đồ dùng văn phòng nhập vào kho và phát cho các đơn vị có nhu cầu dưới sự phê duyệt của cấp trên.

- Phòng kế hoạch thống kê:

Dựa vào thông tin về kế hoạch giao nguyên phụ liệu của khách hàng cũng như kế hoạch xuất hàng mà công ty và khách hàng đã thỏa thuận để chủ động lập kế hoạch sản xuất, phân bổ đơn hàng cho từng phân xưởng sản xuất, theo dõi và kiểm tra năng lực sản xuất, đề xuất với ban giám đốc hướng giải quyết khi gặp sự cố về thời gian giao hàng cho khách.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:

Có nhiệm vụ theo dõi việc ký kết hợp đồng, nhập nguyên phụ liệu và xuất sản phẩm, có vai trò tư vấn cho ban giám đốc về hoạt động giao dịch kinh doanh. Bên cạnh đó phòng còn có nhiệm vụ điều động, theo dõi các hoạt động giao nhận, thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu, …

- Phòng thiết kế:

Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu gốc của khách hàng gửi sau khi ký hợp đồng gia công và các yêu cầu kèm theo của khách hàng. Bộ phận này sẽ tiến hành thiết kế các kỹ thuật may, tính toán các định mức cho các nguyên phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm. Liệt kê các nguyên phụ liệu cần thiết phải dùng. May mẫu đối và lập bảng hướng dẫn thực hiện quy trình may công nghệ của sản phẩm.

- Phòng kỹ thuật quy trình công nghiệp:

Triển khai kỹ thuật của sản phẩm cho bộ phận kỹ thuật của xưởng, triển khai chi tiết kiểm tra sản phẩm cho hệ thống kiểm soát viên và kiểm hóa. - Xưởng cắt:

Là nơi cắt vải để may sản phẩm theo sơ đồ của phòng thiết kế. - Xưởng may:

Nơi này có tổng cộng 13 tổ may, nhiệm vụ tiến hành ráp các mảnh vải do xưởng cắt thực hiện thành sản phẩm hoàn chỉnh.

- Xưởng hoàn thành:

Do Nguyễn Thị Liên làm chủ quản về khâu kiểm tra sản phẩm. Xưởng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)