Quy trình sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 46 - 49)

Quy trình sản xuất sản phẩm từ lúc còn trên máy vi tính đến khi đóng gói chờ XK của công ty trải qua 17 công đoạn cụ thể như sau:

Nguồn: Phòng nhân sự hành chính Công ty CP May Meko

Hình 3.3: Quy trình sản xuất Công ty CP May Meko  Giải thích sơ đồ:

1. Làm rập: đây là công việc tốn nhiều thời gian và chi phí nhất trong quá trình sản xuất. Về cơ bản, đây là công việc của nhân viên thiết kế, họ sẽ phát triển những bản vẽ phác họa sản phẩm của nhà thiết kế thành những mẫu rập theo các kích cỡ tiêu chuẩn sao cho hợp với mẫu khách hàng yêu cầu và dễ cắt may. Công việc này được thực hiên trên máy vi tính. Từng miếng rập riêng rẽ được sử dụng để cắt thành những mảnh vải rời, rồi những mảnh vải này được ráp và may lại với nhau thành sản phẩm.

1. Làm rập

2.Vẽ sơ đồ

15. Kiểm tra cuối cùng 3. Kiểm tra vải

14. Kiểm tra thành phẩm lần hai

17. Đóng gói/kiểm kim 11. Sử dụng

máy chuyên dùng

8. Kiểm tra trên chuyền

7. Quá trình may 6. Kiểm tra BTP và thay thân 5. Đóng số trên từng BTP 4. Trải vải và cắt vải 9. Cắt chỉ/ vệ sinh lần 1 10. Kiểm tra thành phẩm lần 1 16. Kiểm tra nhãn mặc lần cuối

2. Vẽ sơ đồ: đây là công việc sắp xếp các chi tiết rập đã vẽ thành sơ đồ trên máy vi tính, Đến công đoạn này hình ảnh của sản phẩm được phát họa rõ nét, nhưng vẫn còn tồn tại trên máy vi tính.

3. Kiểm tra vải: Công đoạn này sẽ có nhân viên trực tiếp kiểm tra vải theo mã hàng, kiện hàng. Công việc này được thực hiện bằng máy kiểm vải. Nội dung kiểm vải gồm: kiểm tra loại vải nhập về kho có đúng số lượng, kích cở, màu sắc, hoa văn, có bị lỗi sợi hay không, có bị rách, bị cháy hay không, có bị dơ hay không,… Nếu vải bị lổi lớn như rách cháy quá nhiều, màu sắc, khối lượng,… không phù hợp, nhân viên kiểm vải sẽ báo lại cho chủ quản phụ trách kho lập hồ sơ gửi lên cấp trên yêu cầu khách hàng cung cấp lại dung lượng vải như trong hợp đồng. Nếu là nguyên liệu mua trong nước sẽ yêu cầu cấp trên làm giấy xin mua nguyên liệu để sản xuất.

4. Trải vải và cắt vải: khi có quyết định dùng loại vải gì để làm nguyên liệu cho sản phẩm của đơn hàng cần xuất khẩu thì QC sẽ tiến hành kiểm tra chất liệu vải, mặt vải , màu vải theo mẫu đã có trong đơn hàng mà khách yêu cầu. Sau đó QC yêu cầu nhân viên ở bộ phận sản xuất (những người chuyên chịu trách nhiệm cắt vải theo mẫu yêu cầu), tiến hành trải và cắt vải, QC sẽ kiểm tra số lớp, mặt vải, số bàn, sơ đồ và trên cơ sở yêu cầu tác nghiệp của khách hàng. Các nhân viên sẽ cắt vải dựa theo sơ đồ cắt đã thiết kế. Vải được trải bằng máy trải vải, và cũng được cắt bằng máy.

5. Đóng số trên từng BTP: vải sau khi cắt ra được xem như BTP, chúng sẽ được đóng số để ký hiệu trên đó. Miếng vải nào thuộc bộ phận nào của sản phẩm để công nhân may biết mà ráp thành sản phẩm lúc may.

6. Kiểm tra BTP và thay thân: kiểm tra lại các mảnh vải đã cắt xem có đạt yêu cầu về kích cở, màu sắc, hướng cắt vải có đúng yêu cầu không (đối với loại vải có hoa văn), mảnh vải có bị dơ hay rách không… Nếu mảnh vải đã cắt có lỗi lớn như: bị rách nhiều, cắt sai kích thước… sẽ tiến hành thay thân (nghĩa là thay bằng mảnh vải mới cùng loại).

7. Quá trình may: các mảnh vải đã cắt được may từng công đoạn theo thiết kế chuyền của tổ trưởng. Mỗi tổ may đều có một tổ trưởng, tổ trưởng sẽ được cấp trên hướng dẫn cụ thể cách may sản phẩm và được phân công nhiệm vụ may những loại sản phẩm nào, mã đơn hàng nào. Sau đó tổ trưởng sẽ hướng dẫn lại cho các công nhân trong tổ về cách may sản phẩm. Đối với hàng lông vũ (những loại sản phẩm mà khách yêu cầu cần phải vô lông vũ), thì tổ may sẽ tiến hành vô lông, sau đó đem kiểm kim BTP bằng máy kiểm kim. Để phát hiện và lấy ra những kim loại và tạp chất độc hại có lẫn trong lông vũ. Đây là công việc rất quan trọng, nếu sản phẩm có lẫn những kim loại hay chất

độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng sẽ làm mất uy tín của công ty và ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng. Sau khi may xong sản phẩm sẽ được ủi BTP.

8. Kiểm tra trên chuyền: công tác này được thực hiện bởi CBQL Tổ may và QC. Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra kích thước BTP, loại vải, đường chỉ may có phù hợp với yêu cầu của khách chưa, đường chỉ may có bỏ mũi hay không… Công việc này được thực hiện trên chuyền may (nơi tập trung may các mảnh vải đã cắt thành BTP).

9. Cắt chỉ/ vệ sinh lần một: công nhân tiến hành cắt đầu chỉ sót trong quá trình may để làm sạch sản phẩm. Nếu những sản phẩm bị những vết bẫn nhỏ được làm sạch bằng dung dịch cồn (thuốc tây) tại chỗ.

10. Kiểm tra thành phẩm lần 1: Công việc này được thực hiện bở QC1. Nội dung kiểm tra gồm: kiểm mặc vải lót và mặt vải chính, xem có đúng màu sắc, kích thước như khách hàng yêu cầu, kiểm tra lại đường may đường vắt sổ có bị lỗi không …

11. Sử dụng máy chuyên dùng: là công đoạn đóng nút, đơm nút, đính bọ, thùa khuy,… thành phẩm thành những sản phẩm hoàn chỉnh. Tất cả các việc này được thực hiện bằng máy qua sự điều chỉnh của công nhân.

12. Ủi: thành phẩm sau khi hoàn thành được ủi lại cho vào nếp và treo riêng chờ kiểm tra.

13. Vệ sinh lần hai: công tác này được thực hiện bởi công nhân. Nội dung cũng giống như vệ sinh lần một. Mục đích của việc vệ sinh lần hai nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao uy tín cho công ty.

14. Kiểm tra thành phẩm lần hai: công đoạn này được thực hiện bởi QC2. Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra mặt chính, mặt lót sản phẩm, kiểm tra loại vải, màu vải, kích thước sản phẩm, các phụ liệu kèm theo có đạt yêu cầu của khách dược ghi trong đơn dặt hàng hay không… Mục đích để đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín công ty đối với khách hàng.

15. Kiểm tra cuối cùng: do FQC thực hiện. Nội dung kiểm tra lại toàn bộ sản phẩm, thực hiện lại tất cả các thao tác của hai lần kiểm tra trước. Kiểm tra lần cuối giúp sản phẩm của công ty hoàn thiện hơn về số lượng lẫn chất lượng. 16. Kiểm tra nhãn mặc lần cuối: công nhân sẽ trực tiếp kiểm tra các loại nhãn trên sản phẩm, xem có đúng yêu cầu trong đơn đặt hàng hay không. Các loại nhãn gồm: nhãn chính, nhãn giặt, nhãn tháng, nhãn mã vạch,… Nhãn chính thể hiện tên khách của công ty, nhãn giặt cho biết quy cách sản phẩm,

cách sử dụng, bảo quản sản phẩm, nhãn tháng cho biết ngày tháng sản xuất sản phẩm… Tùy theo yêu cầu của khách sẽ sử dụng loại nhãn cho phù hợp.

17. Đóng gói/kiểm kim: sản phẩm hoàn chỉnh được vô bọc nylon. Kích cỡ, mẫu mã bọc được làm theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó đem kiểm kim bằng máy lần một để kịp thời phát hiện kim loại và tạp chất trong sản phẩm, Tiếp đó kiểm thẻ treo và mạc trên sản phẩm, kiểm kim lần 2 trước khi đóng thùng. Tiến hành đóng thùng carton cho sản phẩm, kích thước thùng do công ty tự đặt hàng và mua trong nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 46 - 49)