Các nguồn lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 72)

4.2.2.1 Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị

Với cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá thành tương đối thấp. Do đó, quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty như: kho, mặt bằng, trang thiết bị máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở,…

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty và là yếu tố cơ bản mà công ty cần quan tâm khi kết hợp với yếu tố con người để tạo ra sản phẩm. Vì vậy trong thời gian qua công ty luôn chú

trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong các văn phòng của công ty đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình quản lí điều hành như: máy fax, điện thoại, máy tính có kết nối mạng,… Còn về các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng cũng được trang bị đầy đủ như trang bị những loại máy móc: máy may, máy cắt, máy vắt sổ,… Nhờ đó mà điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện và có thể đáp ứng lượng lớn đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài. Hầu hết các máy móc, thiết bị của công ty chủ yếu được nhập từ các quốc gia phát triển có công nghệ hiện đại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức,... Vì vậy, máy móc thiết bị sản xuất của công đều là những máy móc hiện đại nên về cơ bản có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng đối với các đối tác nước ngoài. Đồng thời mỗi năm công ty cũng chi một khoảng tiền cho việc mua sắm máy móc và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị hiện đại và không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác.

4.2.2.2 Tài chính

Tài chính là một trong những nhân tố quan trọng thể hiện vị trí cạnh tranh đồng thời cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu tài chính bao gồm các chỉ tiêu về: khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của công ty qua các năm, các chỉ tiêu này sẽ được lần lượt phân tích sau đây.

Phân tích các chỉ tiêu thanh khoản

Các hệ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Thông qua việc phân tích các hệ số thanh khoản sẽ giúp các nhà phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của công ty.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán nhanh

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty CP May MEKO (2011-2013)

Hình 4.2: Các chỉ số khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2011 - 2013 + Hệ số thanh toán hiện thời

Với hệ số thanh toán hiện thời luôn lớn hơn 1 và tăng liên tục trong thời gian qua cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty là rất tốt. Năm 2011 khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 1,58. Tuy nhiên sang năm 2012, tỷ số thanh toán hiện thời của công ty có giảm nhẹ xuống mức 1,57. Nhưng sang năm 2013 thì hệ số thanh toán hiện hành của công ty tăng gấp 1,71 lần so với năm 2011 lên mức là 2,54. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

+ Hệ số thanh toán nhanh

Năm 2011, hệ số thanh toán nhanh là 1,35 và có nghĩa là công ty có 1,35 đồng tiền và các khoản vay tương đương tiền để đảm bảo thanh toán nhanh 1 đồng nợ. Đến năm 2012 tỷ số này tăng lên mức 1,42 và nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng của tài sản lưu động nhanh và lớn hơn tốc độ tăng trưởng của nợ ngắn hạn và hàng tồn kho. Tuy nhiên đến năm 2013, hệ số thanh toán nhanh giảm mạnh và xuống mức 0,74. Nguyên nhân là do đơn đặt hàng vào công ty tăng nên công ty tăng cường dự trữ nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất.

Qua Hình 4.2 ta thấy rằng hệ số thanh toán nhanh của công ty có xu hướng biến động giữa các năm. Công ty cần lưu ý và đặc biệt quan tâm khả năng trả nợ của công ty trong thời gian tới. Vì trong năm 2013 hệ số thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn 1 và qua đó cho thấy công ty sẽ khó khăn trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.

Phân tích các tỷ số khả năng sinh lời

Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào có quan hệ với đến doanh nghiệp đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì các nhà quản trị không chỉ quan tâm đến tổng lợi nhuận mà còn phải quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo từng góc độ khác nhau.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

ROS ROA ROE

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty CP May MEKO (2011-2013)

Hình 4.3: Các chỉ số khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2011 - 2013 + Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Từ biểu đồ trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự biến động trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể là trong năm 2011, ROS của công ty là 19,62 (nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu bỏ ra thu được 19,62 đồng lợi nhuận). Bước sang năm 2012, thì ROS đã giảm còn 7,86 và đến năm 2013 thì chỉ còn 2,90. Mặc dù doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu vẫn tăng qua từng năm. Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu… làm cho chi phí sản xuất tăng nên lợi nhuận thu được thấp.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Năm 2011 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 44,06 (nghĩa là trong 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 44,06 đồng lợi nhuận). Sang năm 2012 tỷ số này giảm còn 15,71 và đến năm 2013 thì chỉ còn 5,45. Nguyên nhân ROA của công liên tục giảm qua các năm là do công ty đã tăng đầu tư thêm máy móc, thiết bị. Trong khi đó số lượng hàng đặt may gia công chỉ tăng nhẹ dẫn đến nhiều tài sản đầu tư không sử dụng hết công suất nên tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa

việc sử dụng tài sản nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Từ Hình 4.3 ta thấy rằng chỉ số ROE của công ty cao hơn nhiều so với chỉ số ROA. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả. Tình hình cụ thể là trong năm 2011, ROE của công ty là 73,33 (nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu về 73,33 đồng lợi nhuận). Sang năm 2012 tỷ suất này giảm mạnh, đạt 24,30 và đến năm 2013 chỉ còn ở mức 8,99. Tỷ số này ngày càng giảm chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả trong giai đoạn vừa qua. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp để nâng cao việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn.

Bảng 4.2: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Tỷ số thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện hành

Lần 1,58 1,57 2,54

Tỷ số thanh toán nhanh 1,35 1,42 0,74

Tỷ số khả năng sinh lợi

Lợi nhuận trên doanh thu

%

19,62 7,86 2,90

Lợi nhuận trên tổng tài sản 44,06 15,71 5,45

Lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu 73,33 24,3 8,99

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty CP May MEKO (2011-2013)

Từ kết quả thống kê số liệu của Bảng 4.2 ta thấy rằng các chỉ tiêu tài chính của công ty có sự biến động. Đặc biệt là trong năm 2013 các chỉ tiêu sinh lời đều có xu hướng giảm chứng tỏ năng lực hoạt động chưa cao dẫn đến khả năng sinh lới thấp. Tuy trải qua nhiều biến động và khó khăn nhưng nhìn chung tình hình tài chính của công ty khá tốt.

4.2.2.3 Nguồn nhân lực

Ban Giám đốc và lãnh đạo công ty có năng lực trình độ quản lý khá cao. Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Công ty đã mạnh dạn đi đầu trong công tác cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất, áp dụng phương pháp quản lý khoa học hiện đại để đạt được hiệu quả ngày càng cao. Vì công ty hiểu rằng một cơ cấu nhân sự được bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, đề bạt các cán bộ công nhân viên có năng lực, điều chuyển thay thế kịp thời các cán bộ không theo kịp với yêu cầu và bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực, có bản lĩnh. Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và các khóa huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Lao động làm việc tại công ty được xếp lương theo ngạch, bậc, mức lương căn cứ vào trình độ, tính chất công việc và mức độ hoàn thiện nhiệm vụ. Đi kèm với chính sách tiền lương là chế độ khen thưởng kịp thời dựa vào mức độ hoàn thành công việc.

Có 2 loại lao động mà công ty đang có:

- Lao động gián tiếp: là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên liệu…

- Lao động trực tiếp: đối với lao động trực tiếp thì công ty trả lương theo sản phẩm làm ra.

Bảng 4.3: Tình hình lao động của Công ty CP May Meko đến tháng 6/2014

Chỉ tiêu Người % Giới tính Nam 384 13,99 Nữ 2.361 86,01 Trình độ Đai học 119 4,30 Cao đẳng 128 4,70 Trung cấp 155 5,60 Phổ thông 2.343 85,40 Tổng 2.745 100,0

Nguồn: Phòng nhân sự hành chính Công ty CP May Meko

Về cơ cấu lao động

Tính đến tháng 6/2014 công ty có 2.745 lao động, trong đó lao động nữ là 2.361 người, chiếm khoảng 86,01% và số lao động nam là 384 người, chiếm khoảng 13,99%. Sự chênh lệch lớn giữa số lượng nhân viên nam và nữ là do đặc thù tính chất của ngành may mặc nên đòi hỏi cần có sự khéo léo và tỉ mỉ trong công việc. Ngoài mặt tích cực thì sử dụng lao động nữ cũng bất lợi là do lao động nữ có thể nghỉ trong giai đoạn thai sản nên ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và kết quả kinh doanh.

Về trình độ trình độ học vấn

Trình độ nhân lực của công ty phân bổ không đồng đều, lao động phổ thông chiếm số lượng nhiều hơn là nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Trong tổng số 2.745 nhân viên có 119 nhân viên tốt nghiệp đại học, chiếm 4,30% nhân viên công ty. Đây là số lao động có trình độ cao, được đào tạo tại các trường đại học nên họ sẽ có được chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt do đó các nhân viên này được bố trí làm việc tại các vị trí quản trị cấp trung chủ chốt trong công ty. Số nhân viên tốt nghiệp cao đẳng có 128 người chiếm 4,43% trong tổng số nhân viên, có 155 nhân viên tốt nghiệp trung cấp chiếm 5,60% tổng số nhân viên. Các nhân viên này có những kiến thức cơ bản từ quá trình đào tạo tại nhà trường nhưng không được đào tạo chuyên sâu về tầm nhìn chiến lược nên họ sẽ đảm nhận vai trò quản trị cấp cơ sở như: tổ trưởng, đội trưởng với nhiệm vụ quản lý, thúc đẩy quá trình sản xuất, động viên nhân viên cấp dưới làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Còn lại 85,40% tương ứng với 2.343 lao động có trình độ lao động phổ thông. Đây là lực lượng có trình độ thấp, họ chủ yếu là những công nhân làm việc ở các phân xưởng, xử lý nguyên vật liệu hay bộ phận lao động trực tiếp của công ty. Do đặc điểm của ngành may chủ yếu chỉ chú trọng vào tay nghề nên trình độ lao động không cao cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh vì hầu hết các công nhân trong công ty đều là những người có tay nghề cao. Tuy nhiên, để có thể sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị với khoa học công nghệ hiện đại thì công ty phải đào tạo công nhân có trình độ cao hơn.

4.2.2.4 Nguyên vật liệu

Tình hình nguyên liệu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Việc phát triển ngành dệt may cần thiết phải có thị trường cung cấp nguyên liệu, nếu không sản xuất sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trên thực tế, ngành dệt may Việt Nam hiện đang phụ thuộc tới 70% vào nguyên liệu nhập khẩu. Khi đó các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong khai thác những lợi thế từ việc gia nhập TPP và FTA với những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Đầu ra của ngành dệt chính là đầu vào cho ngành may hay nói cách khác sản phẩm của ngành dệt chính là nguyên liệu cho ngành may. Nhưng nguyên vật liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu do chất lượng còn thấp, nên phải nhập khẩu,… Các sản phẩm dệt trong nước thường không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và có tính chất đơn điệu. Vải sợi sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng ở các doanh nghiệp địa phương để sản xuất quần áo cho nông thôn và vùng xa, chỉ thỏa mãn một số nhu cầu của thành thị. Đều này chính là

nguyên nhân gây khó khăn cho các doanh nghiệp may mặc. Đối với hàng may mặc, giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60 – 70% và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may thường chia thành hai phần: nguyên liệu chính và phụ liệu. Nguyên liệu chính là thành phần tạo nên sản phẩm may mặc, chính là các loại vải. Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho sản phẩm may mặc, gồm 2 loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng. Vật liệu dựng là các vật liệu góp phần tạo dáng cho sản phẩm như: khóa kéo, cúc, dây thun,…

Một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong ngành dệt may đang gặp phải trở ngại trong việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ làm hàng xuất khẩu như bị giao hàng chậm, bị ép tăng giá,… mà nguyên nhân chủ yếu là cầu đang vượt cung. Việc chậm trể trong nhập khẩu nguyên, phụ liệu đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các đơn hàng xuất khẩu ký kết. Lý do của những khó khăn trong quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu là do thị trường nhập khẩu dệt may phục hồi, nên xuất hiện tình trạng tranh mua nguyên liệu từ các quốc gia chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu.

Thực trạng nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty CP May Meko

Công ty CP May Meko hoạt động dưới hình thức gia công xuất khẩu nên nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu từ các đối tác nước ngoài. Nguyên liệu mà công ty nhập khẩu để gia công là máy móc thiết bị, vải, phụ liệu. Ngoài ra, công ty còn mua thêm các nguyên liệu từ trong nước như: túi đựng sản phẩm, thùng giấy xuất khẩu,... Tùy theo yêu cầu của khách hàng về sản phẩm gia công mà những nguyên liệu, phụ liệu sẽ được nhập khẩu hay mua trong nước. Nguyên liệu mua về sẽ được chuyển vào kho chờ sản xuất sản phẩm.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)