triển trong tương lai
- Trong những năm tới công ty sẽ phát triển thêm kho xưởng và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng việc giao hàng đúng hạn. Đồng thời ký thêm nhiều hợp đồng hơn nữa nhằm tăng thị phần và doanh thu cho công ty trong những năm tới.
- Tuyển thêm công nhân, đồng thời nâng cao kỹ thuật tay nghề tốt hơn, từ đó công ty có nguồn nhân lưc ổn định đáp ứng nhu cầu thời hạn ký hợp đồng và giá cả cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong ngành.
- Để nâng cao giá trị xuất khẩu cho các mặt hàng dệt may trong giai đoạn hội nhập nên trong thời gian tới công ty sẽ chủ động từ khâu nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm (FOB). Công ty cần phải chủ động và trực tiếp tham gia vào các khâu từ nhập nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, thiết kế mẫu hoặc phát triển sản phẩm dựa trên các mẫu của khách hàng, cho đến khâu cuối cùng là tiêu thụ thành phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MEKO TP. CẦN THƠ
4.1 Sự tác động của môi trường kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của Công ty
4.1.1 Môi trường vĩ mô
4.1.1.1 Các yếu tố về kinh tế
Kinh tế thế giới
Đã hơn 5 năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát dữ dội vào tháng 9/2008. Nền kinh tế thế giới đã nỗ lực vượt qua những khó khăn và đã có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn, đặc biệt là sự khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu, mặt dù tăng trưởng trậm nhưng bền vững. Nhiều tổ chức và các chuyên gia kinh tế nhận định rằng năm 2014, kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi từ nữa cuối năm 2013, dựa trên ba trụ cột chính là: sự tăng trưởng nhanh hơn của các nền kinh tế phát triển, sự ổn định của các nước mới nỗi và tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương các nước. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2014 sẽ tăng ở mức 3,6%, tốt hơn năm 2013 (2,9%). Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn phải đối mặt với những thách thức khi các nước mới nổi và đang phát triển vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tồi tệ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trậm lại, khu vực Châu Âu, đặc biệt là khu vực Eurozone đang phải đối mặt với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong những năm 1980 – 1998 khi rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm và giảm phát. Nhìn chung triển vọng tích cực của nền kinh tế thế giới sẽ mang lại những thuận lợi cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh tế Việt Nam
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của trong 10 năm qua trung bình đạt 6,77%/năm (theo Tổng cục thống kê). So với các nước trong khu vực và thế giới thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là khá cao. Đến năm 2013 quy mô của nền kinh tế Việt Nam đã đạt 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD. Kể từ năm 2008 tăng trưởng GDP đã đi theo một quỹ đạo thấp hơn. Qua đó nảy sinh một số câu hỏi về mức độ bền vững của tăng trưởng và Việt Nam liệu có thể khôi phục mức tăng GDP bình quân đầu người 7 – 8% hay không. Các công ty thường xuyên nêu vấn đề liên quan đến
7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
năng lực cạnh tranh như kỹ năng ngày càng thiếu, khó tiếp cận vốn, chi phí thương mại và kho vận tương đối cao, độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước và bộ máy hành chính cồng kềnh gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh các kết quả tích cực, thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng có một số mặt hạn chế và bất cập như: quy mô GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn rất thấp, đứng thứ 7/11 nước trong khu vực, đứng thứ 34/47 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, đứng thứ 136/191 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2003 – 2013 (%) Một lợi thế lớn của Việt Nam là nước ta nằm trong khu vực năng động nhất trên thế giới. Hình ảnh về tốc độ phát triển nhanh tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và Trung Quốc đã thấm vào tư duy người Việt. Vì vậy, thành công được đánh giá cả theo mức độ tuyệt đối và tương đối trong mối tương quan so sánh với các nền kinh tế khác. Mặc dù Việt Nam đã phát triển nhanh trong một thời gian dài trong thời kỳ đầu nhưng nay vẫn có nguy cơ bị tụt hậu so với các nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực.
Các hiệp định thương mại tự do
i) Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
TPP là Hiệp định thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định hiện gồm 12 quốc gia thành viên: Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, New Zealand, Canada, Mexico, Peru, Chile, Brunei, Singapore, Malaysia. Quy mô GDP của các nước TPP ước tính khoảng 26.000 tỷ USD, chiếm 40% GDP toàn cầu. Với dân số
khoảng 792 triệu người cùng tỷ lệ mậu dịch đạt khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, TPP đã trải qua 20 vòng đàm phán chính thức, 4 phiên cấp Bộ trưởng và rất nhiều phiên giữa kỳ, cuộc gặp song phương và viếng thăm.
TPP được xem là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Các FTA truyền thống chủ yếu bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ (+ đầu tư, + sở hữu trí tuệ). TPP bao gồm cả thương mại (hàng hóa, dịch vụ) và phi thương mại (lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước,...). Ngoài ra, TPP còn cam kết cao hơn với việc cắt giảm gần 100% các loại thuế quan.
Hiện các quốc gia Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản đã ký FTA với Việt Nam, vì vậy tác động của TPP về mở cửa thị trường giữa Việt Nam và các nước này là không đáng kể. Trong khi, Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vì vậy TPP được kỳ vọng sẽ tác động lớn đến xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này.
Việt Nam hiện xuất khẩu khoảng 1.000 dòng sản phẩm dệt may vào Hoa Kỳ với thuế suất bình quân 17 – 18%. Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ cắt giảm mức thuế quan này dần về 0%. Theo dự báo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), với triển vọng Hiệp định TPP, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể tăng trưởng 12 – 13%/năm và có thể đạt 30 tỷ USD vào năm 2025, đưa quy mô xuất khẩu toàn ngành năm 2025 đạt khoảng 55 tỷ USD. Bên cạnh đó, nếu TPP thúc đẩy tốt đầu tư vào nguyên liệu như dự kiến thì các chỉ tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa của ngành sẽ đều được nâng cao. Dự kiến ngành sẽ về đích sớm với mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.
Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất 0%, các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng yêu cầu “từ sợi trở đi”, có nghĩa các khâu từ kéo sợi, dệt - nhuộm - hoàn tất và may phải được thực hiện tại các nước thành viên TPP. Điều này đã gây ra nhiều trở ngại cho ngành dệt may Việt Nam vì ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa đủ mạnh. Hệ quả là nước ta phụ thuộc lớn vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài, chiếm gần 88% tổng nhu cầu. Phần lớn những nước mà Việt Nam nhập nguyên phụ liệu lại không nằm trong TPP.
ii) Hiệp định FTA EU – Việt Nam
EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đạt 24,3 tỷ USD; chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đưa EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Hiện nay, thì 5 sản phẩm dẫn đầu kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vào EU là giày dép, may mặc, cà phê, thủy sản và sản phẩm nội thất. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU phải chịu mức thuế trung bình 4,6%.
Theo Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP), FTA EU – Việt Nam sẽ giúp tăng trưởng đầu tư của EU vào ngành công nghiệp dịch vụ của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cơ hội nâng cấp trình độ kỹ thuật của Việt Nam thông qua việc nhập khẩu hàng hóa chiến lược với mức giá thấp hơn. Bên cạnh đó, tự do hóa thương mại sẽ giúp tăng nguồn thu nhập quốc gia (nguồn thu từ hàng hóa nhập khẩu lớn hơn nguồn chi từ sự giảm thuế), cán cân thương mại được cân bằng.
Kết quả mô phỏng của MUTRAP cho thấy Việt Nam sẽ tăng đáng kể thu nhập quốc gia trong giai đoạn triển khai đến năm 2025 (thay đổi về GDP ước đạt 2-2,5%). Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU ước tính sẽ tăng 75% đến 2020 trong trường hợp không có FTA EU – Việt Nam và 110% trong trường hợp FTA EU – Việt Nam được thông qua.
FTA EU – Việt Nam sẽ giúp giảm mức thuế hiện tại mà EU áp đối với mặt hàng may mặc Việt Nam từ 11,6% xuống 0%. Cụ thể, 5 mặt hàng may mặc xuất khẩu nhiều nhất sẽ được hưởng lợi là com-lê nữ, nam; áo khoác nam, nữ và hàng dệt kim. Đồng thời, giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU tăng trưởng trung bình 6%/năm khi FTA dự kiến được ký kết vào cuối năm 2014 và có hiệu lực vào năm 2015.
4.1.1.2 Các yếu tố về chính trị, pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng với nhiều nước và tổ chức trên thế giới và đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Việt Nam liên tục được bình chọn là một trong những nước an toàn nhất về đầu tư tại khu vực châu Á. Qua đó cho thấy sự ổn định về chính trị là một điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cam kết và thực hiện các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng được thông qua đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định. Tuy nhiên môi trường chính trị và pháp luật ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế trong việc triển khai và chấp hành luật định, nội dung các điều luật chưa rõ ràng và hợp lý, thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các điều khoản, các qui định, thiếu những văn bản hướng dẫn thi hành luật,… gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển ngành Dệt – May của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển: tích lũy vốn, tài đầu tư mở rộng sản xuất, giảm thuế nhập khẩu, dùng hạn ngạch nhậu khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước,… Các chính sách này đã hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều. Khi mở cửa các doanh nghiệp phải đối đầu với việc hàng ngoại nhập ồ ạt tràn vào thị trường trong nước dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường nội địa gay gắt hơn bằng sản phẩm với mẫu mã đa dạng, chất lượng cao, giá rẻ hơn…đây cũng là áp lực không chỉ riêng Công ty CP May Meko mà còn là của ngành Dệt – May trong nước.
4.1.1.3 Các yếu tố về văn hóa xã hội
Như chúng ta biết ăn mặc là một trong những nhu cầu cơ bản và thiết yếu đối với con người. Khi nền kinh tế càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu ăn ngon mặc đẹp càng trở nên quan trọng đối với con người. Nhưng sản phẩm may mặc nói chung và quần áo nói riêng có cơ cấu và tính thẩm mỹ, cũng như các tính chất tiêu dùng… hết sức phong phú, đa dạng và ngày càng được phát triển, hoàn thiện phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và văn hóa xã hội.
Đến hết năm 2013, dân số Việt Nam là 90 triệu người, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Quy mô dân số lớn đã cung cấp một nguồn lực dồi dào về lao động giá rẻ cho ngành Dệt - May Việt Nam. Nhưng nhu cầu nguồn nhân lực phải đảm bảo cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Số lượng là nói đến lượng lao động hoạt động trong ngành và chất lượng là khả năng hiểu biết, trình độ, tay nghề… của lực lượng lao động. Bên cạnh đó còn tính đến chi phí nhân sự, quản lý, giờ làm việc, mức độ đầu tư vào nghiên cứu… Tuy nhiên nguồn nhân lực ở Việt Nam có chất lượng, trình độ kỹ thuật lao động chưa đáp ứng được nhu cầu vì thiếu trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến chất lượng mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam và sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, khi người lao động chỉ làm một thời gian ngắn và nghỉ để chuyển sang làm việc khác để có thu nhập cao hơn, qua đó làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Theo số liệu của Hiệp hội Dệt – May Việt Nam (VITAS), hiện nay năng suất lao động trung bình trong ngành dệt may Việt Nam bằng 1/3 so với Hồng Kông, 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn Quốc. Điều này ảnh hưởng làm tăng giá thành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời gây khó khăn trực tiếp lên các doanh nghiệp khi sức ép về chi phí nhân công ngày
càng tăng trong khi năng suất lao động lại không tương xứng. Lý do được các doanh nghiệp lý giải cho tình trạng năng suất thấp là do sự quản lý yếu kém của hệ thống cán bộ, thiếu vật tư, đơn hàng không ổn định, sức khỏe người lao động, chưa có công cụ và phương pháp để đưa ra những tiêu chuẩn đo lường năng lực cho người lao động. Để cải thiện năng suất cho doanh nghiệp ngành Dệt – May cần cả một quá trình mà quan trọng nhất, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có quan điểm chủ động trong việc cải tiến năng suất, phải xem đây là sứ mệnh không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Các giải pháp cơ bản được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam áp dụng hiện này là đào tạo tay nghề cho người lao động, cải thiện thao tác cho công nhân ở từng khâu, công tác chuẩn bị sản xuất, tổ chức sản xuất,…
4.1.1.4 Môi trường tự nhiên
Trong mấy thập kỷ qua con người đã và đang trải qua các biến động bất thường của khí hậu toàn cầu. Nên khách hàng luôn chú trọng và yêu cầu cao về thực hiện bảo vệ môi trường của ngành may, đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Họ không những rất quan tâm đến sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu có tính chất an toàn mà còn có tính chất bảo vệ môi trường khi sản xuất. Sảm phẩm được sản xuất tại doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn nước thải được xử lý, không gây hại cho địa phương, môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn cho người lao động. Đó là yêu cầu tạo nên sự an toàn cho sản phẩm làm