Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần May Meko

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 49)

3.4.1 Doanh thu

Qua kết quả thống kê số liệu Bảng 3.1 chúng ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng qua các năm. So với năm 2011, tổng doanh thu công ty đạt 184.541,44 triệu đồng, thì đến năm 2013 tổng doanh thu đã tăng lên mức 241.552,79 triệu đồng, tương ứng tăng 30,89%. Trong đó, doanh thu của công ty tăng chủ yếu do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch tăng qua các năm (chiếm hơn 97% tổng doanh thu).

Năm 2011, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 thì nền kinh tế thế giới đã dần ổn định và bắt đầu phục hồi, nhưng tốc độ phục hồi còn chậm, tăng trưởng suy giảm, nền kinh tế phải trải qua giai đoạn khó khăn. Tổng doanh thu của công ty đạt 184.541,44 triệu đồng, trong dó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 179.530,78 triệu đồng chiếm 97,28%, doanh thu từ hoạt đồng tài chính là 4.613,77 triệu đồng chiếm 2,5% và thu nhập khác 396,89 triệu đồng chiếm 0,22%.

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó khó khăn nhất là thị trường xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bị ảnh hưởng mạnh bởi tác động của khủng hoảng kinh tế và đặc biệt là khủng hoảng nợ công ở châu Âu – thị trường trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam, dẫn đến sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu. Tổng doanh thu năm 2012 của công ty là 214.137,13 triệu đồng, tăng 29.595,69 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ là 16,04% so với năm 2011. Trong đó, doanh thu từ bán hàng và dịch vụ đạt 210.664,05 triệu đồng, tăng 31.133,27 triệu đồng, tương ứng tăng 17,34%. Thêm doanh thu từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm chỉ đạt 2.953,40 triệu đồng, giảm 1.660,37 triệu đồng, tương ứng giảm với mức 35,99%. Và thu nhập khác tiếp tục tăng thêm 122,79 triệu đồng, tương ứng tăng với 30,94%. Để đạt được kết quả như trên là do nhờ vào tầm nhìn và sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty đã dự báo thị trường tốt, tổ chức hoạt đồng đầu tư và sản xuất hiệu

quả, đồng thời tạo dựng niềm tin cũng như mối quan hệ thân thiết với các đối tác, khách hàng, mở rộng thị trường mới.

Năm 2013 cho thấy doanh thu của công ty có sự tăng trưởng ổn định. Doanh thu bán hàng và dịch vụ đạt mức 241.552,79 triệu đồng, tăng lên 27.415,66 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ 12,80% so với năm 2012. Thu nhập khác tăng lên với tỷ lệ rất cao 368,12%, tương đương tăng 1.913,04 triệu đồng so với năm 2012. Đối với doanh thu từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm dần với mức 3,90% trong năm 2013. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi và phát triển trở lại, dẫn đến nhu cầu sản phẩm may mặc tăng cao. Và năm 2013 cũng là một năm thắng lợi của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và nguyên liệu phụ ngành dệt may vượt qua con số 20 tỷ USD và duy trì tốc độ tăng trưởng 18%. Bên cạnh đó, trong các nước xuất khẩu dệt may thì Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

3.4.2 Chi phí

Chi phí của công ty liên tục tăng qua các năm cộng với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn. Chi phí năm 2011 của công ty là 141.808,54 triệu đồng, đến năm 2012 chi phí tăng 36,72%, đạt mức 193.877,30 triệu đồng. Trong tổng chi phí năm 2012, thì chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất với 84,87% và tăng 46,36 triệu đồng so với năm 2011, tương đương tăng 39,23%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng, năng suất lao động của công nhân công ty sụt giảm và tiền lương tăng…dẫn đến chi phí giá vốn hàng bán tăng nhanh so với sự gia tăng của doanh thu. Bên cạnh đó còn có các loại chi phí khác như: chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác có sự thay đổi so với năm trước, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng của tổng chi phí.

Qua đến năm 2013, tổng chi phí của công ty đạt 232.317,18 triệu đồng, tăng 19,83%, tương đương tăng 38.439,88 triệu đồng so với năm 2012. Dù tổng chi phí năm 2013 tăng 19,83% và tăng nhanh hơn so với sự tăng trưởng của tổng doanh thu năm 2013 là 12,80%, thì so với sự chệnh lệch giữa gia tăng của tổng chi phí và tăng trưởng doanh thu năm 2012 thì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến tích cực. Nguyên nhân là do công ty đã tăng cường bộ máy quản lý của công ty thông qua tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tăng lương cho công nhân viên để khuyến khích họ làm việc dẫn đến cải thiện năng suất lao động, năng cao hiệu quả sản

xuất để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng uy tín công ty vững mạnh trên trường quốc tế…

3.4.3 Lợi nhuận

Qua bảng số liệu Bảng 3.1 cho ta thấy lợi nhuận của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 biến động và đang có xu hướng giảm. Năm 2011 lợi nhuận của công ty đạt con số khả quan với 42.732,90 triệu đồng. Nhưng sang năm 2012 mặc dù doanh thu có sự tăng trưởng 16,04% so với năm 2011, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế đạt 20.259,83 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 16.561,69 triệu đồng, đều giảm mạnh so với năm 2011 lần lượt là 22.473,07 triệu đồng, tương đương 52,59% và 18.662,22 triệu đồng, tương đương 52,98%. Tuy nhiên đây là một kết quả tích cực và đáng khích lệ đối với công ty. Do khủng hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công ở EU đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta và ngành dệt may cũng không thoát khỏi ảnh hưởng chung. Điển hình là nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, vì vậy doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất hay thậm chí đóng cửa. Trong tình trạng khó khăn này công ty vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu, điều này chứng tỏ hoạt động gia công xuất khẩu của công ty đạt hiệu quả.

Bước qua năm 2013 thì nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã ổn định trở lại. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang phục hồi để phát triển nên áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường là không hề nhỏ. Để có thể đứng vững trên thị trường, công ty đã tăng đầu tư trong các hoạt động sản xuất, bán hàng,...làm cho chi phí phát sinh tăng cao hơn doanh thu nhận được. Do đó, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty năm 2013 và làm giảm lợi nhuận so với năm 2012. Cụ thể là, tổng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 9.235,61 triệu đồng, thấp hơn so với năm 2012 là 11.024,22 triệu đồng, tương đương giảm 54,41%. Và lợi nhuận sau thuế chỉ còn 6.856,25 triệu đồng và giảm đến 58,60% so với năm 2012, tương đương giảm 9.705,44 triệu đồng.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Meko giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Tổng doanh thu 184.541,44 214.137,13 241.552,79 29.595,69 16,04 27.415,66 12,80 Doanh thu từ bán hàng và dịch vụ 179.530,78 210.664,05 236.281,75 31.133,27 17,34 25.617,70 12,16 Doanh thu từ hoạt động tài chính 4.613,77 2.953,40 2.838,32 (1.660,37) (35,99) (115,08) (3,90)

Thu nhập khác 396,89 519,68 2.432,72 122,79 30,94 1.913,04 368,12

Tổng chi phí 141.808,54 193.877,30 232.317,18 52.068,76 36,72 38.439,88 19,83

Giá vốn hàng bán 118.179,63 164.538,44 200.344,58 46.358,81 39,23 35.806,14 21,76

Chi phí tài chính 1.844,86 1.246,74 1.604,42 (598,12) (32,42) 357,68 28,69

Chi phí bán hàng 7.326,08 9.098,80 8.528,17 1.772,72 24,20 (570,63) (6,27)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.295,32 18.515,20 20.215,63 4219,88 29,52 1.700,43 9,18

Chi phí khác 162,65 478,12 1.624,38 315,47 193,96 1.146,26 239,74

Tổng lợi nhuận trước thuế 42.732,90 20.259,83 9.235,61 (22.473,07) (52,59) (11.024,22) (54,41)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 42.498,66 20.218,27 8.427,27 (22.280,39) (52,43) (11.791,00) (58,32)

Lợi nhuận khác 234,24 41,56 808,34 (192,68) (82,26) 766,78 1.845%

Chi phí thuế TNDN 7.508,99 3.698,14 2.379,36 (3.810,85) (50,75) (1.318,78) (35,66)

Lợi nhuận sau thuế 35.223,91 16.561,69 6.856,25 (18.662,22) (52,98) (9.705,44) (58,60)

3.5 Thuận lợi và khó khăn 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi

- Trong những năm trở lại đây uy tín về chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng chiếm vị thế cao tại thị trường nước ngoài. Công ty đã tranh thủ được sự tín nhiệm của khách hàng từ nhiều đối tác. Minh chứng là số lượng khách hàng trong ba năm trở lại đây đều tăng lên và số lượng đơn hàng mà công ty ký kết với khách cũng tăng qua các năm.

- Thành phố Cần Thơ là nơi có nguồn nhân lực đồi dào và giá nhân công hợp lý. Vì đây là nơi có mật độ dân số cao và tập trung nhiều các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp lớn nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Là hoạt động gia công nên công ty không phải bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được hiệu quả cũng khá cao, ít rủi ro và khả năng thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn.

- Ban giám đốc có kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo, có khả năng chủ động, linh hoạt trong việc sản xuất. Hơn nữa ban giám đốc còn có các mối quan hệ tốt với các ngân hàng và nhiều khách hàng trên thế giới. Thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng thị trường kinh doanh và thanh toán đơn hàng được diễn ra nhanh chóng.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động có tay nghề và chịu khó học hỏi đặc biệt là bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu với khả năng hoàn thành công việc nhanh chóng và có hiệu quả. Đây là yếu tố rất quan trọng vì những nhân viên của bộ phận này có vai trò then chốt trong việc giao dịch với khách hàng.

3.5.2 Khó khăn

- Do công ty kinh doanh dưới hình thức gia công nên đòi hỏi phải quan hệ được với các khách hàng đặt gia công có uy tín, điều này làm hạn chế tính chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng nên sẽ góp phần làm hạn chế doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của công ty.

- Hiện nay hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực gia công xuât khẩu có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên công ty dễ bị khách hàng ép giá và đòi hỏi cao về chất lượng.

- Trở ngại về vị trí địa lý kinh doanh. Do vị trí công ty ở xa khách hàng nên khi khách muốn liên hệ họ sẽ rất ngại trong khi ở TP. Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều công ty gia công xuất nhập khẩu hàng may mặc. Nên công ty

thường phải chấp nhận gia công với mức giá thấp, nhưng chất lượng hàng hóa cao và thời hạn giao hàng nhanh chóng.

- Hiện đội ngũ công nhân của công ty tuy trẻ nhưng trình độ và năng suất lao động vẫn còn ở mức thấp. Công ty phải tốn nhiều thời gian và chi phí để đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, đội ngũ công nhân viên của công ty đa số là lao động nữ và lại trong độ tuổi sinh nở nên lực lượng lao động thường xuyên biến động.

3.6 Mục tiêu, phương hướng kinh doanh và định hướng khả năng phát triển trong tương lai triển trong tương lai

- Trong những năm tới công ty sẽ phát triển thêm kho xưởng và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng việc giao hàng đúng hạn. Đồng thời ký thêm nhiều hợp đồng hơn nữa nhằm tăng thị phần và doanh thu cho công ty trong những năm tới.

- Tuyển thêm công nhân, đồng thời nâng cao kỹ thuật tay nghề tốt hơn, từ đó công ty có nguồn nhân lưc ổn định đáp ứng nhu cầu thời hạn ký hợp đồng và giá cả cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong ngành.

- Để nâng cao giá trị xuất khẩu cho các mặt hàng dệt may trong giai đoạn hội nhập nên trong thời gian tới công ty sẽ chủ động từ khâu nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm (FOB). Công ty cần phải chủ động và trực tiếp tham gia vào các khâu từ nhập nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, thiết kế mẫu hoặc phát triển sản phẩm dựa trên các mẫu của khách hàng, cho đến khâu cuối cùng là tiêu thụ thành phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MEKO TP. CẦN THƠ

4.1 Sự tác động của môi trường kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của Công ty

4.1.1 Môi trường vĩ mô

4.1.1.1 Các yếu tố về kinh tế

Kinh tế thế giới

Đã hơn 5 năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát dữ dội vào tháng 9/2008. Nền kinh tế thế giới đã nỗ lực vượt qua những khó khăn và đã có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn, đặc biệt là sự khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu, mặt dù tăng trưởng trậm nhưng bền vững. Nhiều tổ chức và các chuyên gia kinh tế nhận định rằng năm 2014, kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi từ nữa cuối năm 2013, dựa trên ba trụ cột chính là: sự tăng trưởng nhanh hơn của các nền kinh tế phát triển, sự ổn định của các nước mới nỗi và tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương các nước. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2014 sẽ tăng ở mức 3,6%, tốt hơn năm 2013 (2,9%). Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn phải đối mặt với những thách thức khi các nước mới nổi và đang phát triển vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tồi tệ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trậm lại, khu vực Châu Âu, đặc biệt là khu vực Eurozone đang phải đối mặt với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong những năm 1980 – 1998 khi rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm và giảm phát. Nhìn chung triển vọng tích cực của nền kinh tế thế giới sẽ mang lại những thuận lợi cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của trong 10 năm qua trung bình đạt 6,77%/năm (theo Tổng cục thống kê). So với các nước trong khu vực và thế giới thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là khá cao. Đến năm 2013 quy mô của nền kinh tế Việt Nam đã đạt 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD. Kể từ năm 2008 tăng trưởng GDP đã đi theo một quỹ đạo thấp hơn. Qua đó nảy sinh một số câu hỏi về mức độ bền vững của tăng trưởng và Việt Nam liệu có thể khôi phục mức tăng GDP bình quân đầu người 7 – 8% hay không. Các công ty thường xuyên nêu vấn đề liên quan đến

7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

năng lực cạnh tranh như kỹ năng ngày càng thiếu, khó tiếp cận vốn, chi phí thương mại và kho vận tương đối cao, độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước và bộ máy hành chính cồng kềnh gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh các kết quả tích cực, thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng có một số mặt hạn chế và bất cập như: quy mô GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn rất thấp, đứng thứ 7/11 nước trong khu vực, đứng thứ 34/47 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, đứng thứ 136/191 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2003 – 2013 (%) Một lợi thế lớn của Việt Nam là nước ta nằm trong khu vực năng động

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 49)