Giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 116)

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Vì vậy để nâng cao chất lượng nhân lực công ty cần thực hiện một số giải pháp sau để nhằm xây dựng và củng cố nguồn nhân lực.

- Sắp xếp và tổ chức lại mô hình quản lý và sản xuất của công ty cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn đề ra như: nâng cao trách nhiệm cá nhân, hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân.

- Đẩy mạnh công tác tổ chức lao động khoa học để sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, trong đó chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở cấp quản lý. Cần tuyển đúng người, bố trí lao động phù hợp với sở trường, năng lực và yêu cầu đòi hỏi của công việc.

- Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ lao động trong công ty. Như tăng cường các chương trình đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, nhân viên thiết kế, kỹ sư chuyên ngành. Đặc biệt chú trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết kế mẫu mã có năng lực tạo ra nhiều sản phẩm mới, hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Thông qua các thông tin tuyển dụng được đăng tải một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tăng cường thêm lực lượng công nhân may lành nghề để có thể đáp ứng yêu cầu xâm nhập thị và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

- Xây dựng và hoàn thiện chương trình huấn luyện tại chỗ đối với nhân viên mới hoặc chuyển bộ phận tại công xưởng về trình tự công việc chuyên môn, điều kiện làm việc, văn hóa tổ chức, vai trò và trách nhiệm để nhân viên nhanh chóng hòa nhập môi trường mới.

- Thực hiện các chính sách duy trì và thu hút lao động: công ty nên cần quan tâm thu hút nhân tài trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, kỹ thuật và nghiệp vụ. Cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp với thu nhập thị trường nhằm khuyến khích người lao động làm việc với năng suất cao, thu hút chất xám và tay nghề cho công ty. Thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát, kiểm tra và có cơ chế thưởng hợp lý để kích thích các bộ phận hoạt động có hiệu quả. Tạo cơ hội học tập để phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến cho người lao động tại công ty.

5.4.7 Chuyển dần từ phường thức gia công xuất khẩu sang sản xuất FOB, ODM, OBM

i) Các phương thức xuất khẩu FOB, ODM, OBM

- Phương thức FOB: Các doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng. Các nhà xuất khẩu theo FOB sẽ chủ động nguyên liệu đầu vào cần thiết thay vì được cung cấp trực tiếp từ các khách hàng. Các hoạt động theo phương thức FOB

được chia thành 2 loại dựa theo các hình thức quan hệ hợp đồng thực tế giữa nhà cung cấp và cách khách mua nước ngoài.

+ FOB cấp 1: Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào từ một nhóm các nhà cung cấp do khách mua chỉ định. Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu trách nhiệm về tài chính để thu mua và vận chuyển nguyên liệu.

+ FOB cấp 2: Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ các khách mua nước ngoài và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng của khách mua. Điểm cốt yếu là các doanh nghiệp phải tìm được nhà cung cấp nguyên liệu có khả năng cung cấp các nguyên liệu đặc biệt và phải tin cậy về chất lượng, thời hạng giao hàng. Rủi ro từ phương thức này cao hơn nhưng giá trị gia tăng mang lại cho công ty sản xuất cũng cao hơn tương ứng.

- Phương thức ODM: Đây là phương thức sản xuất xuất khẩu bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển. Khả năng thiết kế thể hiện trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp và vì vậy sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều cho sản phẩm. Các doanh nghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế, hoàn thiện sản phẩm và bán lại cho người mua, thường là chủ của các thương hiệu lớn trên thế giới.

- Phương thức OBM: Đây là phương thức sản xuất được cải tiến dựa trên hình thức OEM, song ở phương thức này các hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình. Các nhà sản xuất tại các nền kinh tế đang phát triển tham gia vào phương thức OBM chủ yếu phân phối sản phẩm tại thị trường nội địa và thị trường các quốc gia lân cận.

ii) Công ty hướng đến sản xuất theo phương thức FOB, ODM, OBM Hoạt động chủ yếu của công ty hiện nay là gia công xuất khẩu nên giá trị tăng của sản phẩm mang lại còn thấp. Bên cạnh đó, do điều kiện gia nhập ngành đối với ngành dệt may tương đối đơn giản nên dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng cao về giá gia công làm cho lợi nhuận của công ty ngày càng sụt giảm. Công ty nên nhanh chóng chuyển dần từ phương thức gia công xuất khẩu sang sản xuất FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán thành phẩm), thậm chí mạnh dạn làm OBM (sản phẩm gắn thương hiệu Meko Garment của doanh nghiệp). Vì đây là hướng đi cần thiết nhằm gia tăng thêm giá trị gia tăng, lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nếu làm FOB, công ty có thể giảm được nhiều chi phí, nhất là chi phí mua nguyên phụ liệu vì có thể chủ động tìm kiếm, lựa chọn, mặc cả giá mua với các nhà cung cấp. Thay vì với đơn hàng gia công, công ty bắt buộc phải mua từ các nhà cung cấp do phía khách hàng nước ngoài chỉ định. Đây chính là cách để nâng cao giá trị tăng cho sản phẩm đồng thời nâng cao năng lực cạnh cho doanh nghiệp.

Phương thức sản xuất FOB đòi hỏi công ty chủ động toàn bộ quá trình sản xuất, phía đối tác nước ngoài chỉ giao thiết kế sản phẩm, công ty tự tìm kiếm nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất và giao hàng đúng hạn nên rủi ro rất nhiều, vốn đầu tư lại lớn trong khi vòng quay vốn chậm. Nhưng nếu công ty tiếp tục sản xuất gia công thì sẽ phát triển rất chậm, lợi nhuận không nhiều, không có khả năng tích lũy, càng hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn làm được điều này, quan trọng nhất công ty cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm nguyên phụ liệu, giao dịch với khách hàng nước ngoài, thiết kế, mẫu mã và đặc biệt phải có tài chính đủ mạnh. Khó khăn chung mà các doanh nghiệp sản xuất hàng FOB thường gặp phải là việc tìm kiếm nguyên phụ liệu trong nước mất rất nhiều thời gian, nếu tìm được thì giá thường cao, chất lượng không đảm bảo nên nhiều doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu. Trong khi đó, với sản phẩm dệt may, chi phí nguyên phụ liệu chiếm từ 60 – 70% giá thành sản phẩm.

5.4.8 Giải pháp về tài chính

Với những cơ hội về thị trường được mở rộng nên hiện nay nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Nhằm giải quyết vấn đề về vốn, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thường xuyên thực hiện cân đối sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo chủ động hiệu quả.

- Cần phối hợp chặt chẽ giữa phòng kế toán, phòng kế hoạch, xuất nhập khẩu, kinh doanh để xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể để đáp ứng nhu cầu vốn cho các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của công ty.

- Quản lý chặt chẽ tài sản của công ty để tránh mất mát, xâm phạm hay tranh chấp về tài sản, phát sinh các chi phí không cần thiết... làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Thực hiện các chính sách về thanh toán và thu hồi nợ một cách hợp lý và rõ ràng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn...

- Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro khi thực hiện các giao dịch với các khách hàng quốc tế.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Trong những năm gần đây, ngành gia công may mặc của nước ta phát triển rất nhanh. May mặc Việt Nam đã thật sự tạo được uy tín về sản phẩm và chất lượng nên số lượng xuất khẩu hàng gia công may mặc và giá trị ngoại tệ thu vào hàng năm của ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty CP May Meko nói riêng tăng lên đáng kể. Trước tình hình hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh các cơ hội mà thị trường mang đến thì tồn tại không ít rủi ro và đe dọa cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gia công này. Những công ty nào có chiến lược và giải pháp xuất khẩu tốt thì sẽ thành công trên thương trường quốc tế.

Trong những năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu, Công ty CP May Meko dù đã gặp rất nhiều khó khăn do những thay đổi phức tạp của thị trường, các rào cản thương mại và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước. Nhưng công ty đã vượt qua và đạt được những thành công nhất định, bằng chứng là sản lượng và kinh ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong những năm gần đây. Hiện nay, công ty đã xuất khẩu các sản phẩm của mình sang nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc,... Các sản phẩm của công ty chủ yếu là áo jacket, áo khoác ngoài và sản phẩm quần các loại.

Để giúp Công ty CP May Meko giữ vững sự phát triển của mình trong thời gian tới. Tác giả đã dựa trên các cơ sở lý luận, phương pháp nguyên cứu về năng lực cạnh tranh và kết hợp với hoạt động kinh doanh của công ty để thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty CP May Meko TP. Cần Thơ”. Qua quá trình thực hiện đề tài thì đã làm rõ những vấn đề cơ bản sau:

- Trình bài các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực canh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một công ty.

- Giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty CP May Meko. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP May Meko trong thời gian qua.

- Từ đó, đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao để góp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong thời gian tới.

6.2 Kiến nghị

6.2.1. Đối với công ty

- Công ty cần nổ lực phấn đấu trong công tác đầu tư các nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp để đẩy mạnh hoạt động chiêu thị, mở rộng thị trường, quảng bá xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác. Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm chính sách phát triển thương mại ở các cấp quản lý để chủ động theo dõi diễn biến tình hình các thị trường, chủ động đối phó với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu,…

- Tăng cường thu thập ý kiến, cập nhật thông tin khách hàng, khảo sát thị trường để có biện pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp. Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường chủ lực. Xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, tư vấn,… Định hướng rõ thị trường xuất khẩu chủ lực để có chiến lược thích hợp với thị trường đó. Đổi mới cách tiếp cận thị trường, xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm bằng nhiều hình thức liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức cung ứng thực phẩm ở các thị trường lớn. Đồng thời, quan tâm hơn thị trường nội địa vì đây là một thị trường tiêu thụ lớn mà bấy lâu nay công ty đã bỏ sót.

- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để thích hợp với đặc thù từng thị trường. Xây dựng thương hiệu công ty trên thị trường. Do đó, cần quan tâm đến công tác cải tiến, phát triển sản phẩm, tăng cường xuất khuẩu sản phẩm có giá trị gia tăng.

- Thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệu của công ty, chủ động ký kết hợp đồng mua bán. Bên cạnh đó, công ty phải đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu đúng tiến độ nhằm tạo uy tín, lòng tin đối với khách hàng và quan hệ làm ăn lâu dài.

- Công ty cần tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn cho người lao động, các quy định về xuất xứ, nguồn gốc, xây dựng các mô hình chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ, qua đó để nâng cao chất lượng sản phẩm.

6.2.2. Đối với nhà nước

- Nhà nước ta nên có chính sách và biện pháp để giảm bớt những thủ tục hải quan xuất nhập khẩu quá phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí của các doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó nhà nước cần có những điều kiện ưu đãi đối với những công ty có cơ cấu công nhân phần lớn là lao động nữ vì họ sẽ được hưởng những khoản ưu đãi trong thời gian sinh sản trong khi đó công ty lại không có ưu đãi nào từ phía nhà nước.

- Có chính sách hỗ trợ đảm bảo tín dụng xuất khẩu bằng cách lập ra các quỹ bảo hiểm xuất khẩu, đảm bảo việc hổ trợ cho đơn vị trong trường hợp xảy ra rủi ro khi giao dịch với nước ngoài.

- Đẩy mạnh triệt để các biện pháp xã hội hóa để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý chất lượng, giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm tra bắt buộc lô hàng xuất khẩu do cơ quan nhà nước thực hiện.

- Ổn định sản lượng nguyên liệu bảo đảm cung cầu để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ, phải có sự liên kết giữa nhà nước, và doanh nghiệp với nhau sao cho đôi bên cùng có lợi, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu. Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thiết lập hệ thống kiểm soát chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ của các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lượng.

- Đẩy mạnh xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin các thị trường xuất khẩu, tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội chợ, triển lãm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, cung cấp những thông tin thiết thực về các thị trường xuất khẩu như: biến động thị trường, môi trường kinh doanh, các rào cản thương mại, môi trường pháp lý,… cho các doanh nghiệp trong nước để có chiến lược kinh doanh xuất khẩu hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Âu Thái Thái (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thép của Công ty CP Vật Tư Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)