Nhận dạng Cơ hội Nguy cơ của Công ty Cổ Phần May Meko

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 70)

4.1.3.1 Cơ hội

- Kinh tế Việt Nam và thế giới đã dần vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng ổn định, mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu ăn mặc của người dân tăng lên tạo cơ hội cho Công ty CP May Meko đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh.

- Dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khi hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Châu Á – Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – EU (FTA) được ký kết trong thời gian tới.

- Tình hình chính trị ổn định và hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện cho công ty thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh một cách tốt hơn.

- Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển ngành Dệt – May của Nhà nước tạo động lực cho doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư và triển khai các dự định kinh doanh.

- Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh nghiệp, đặc biệt Công ty CP May Meko là một doanh nghiệp dệt may nên đòi hỏi nhu cầu lao động lớn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của ngành Dệt - May đang được quan tâm đúng mức. Qua đó góp phần năng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm may mặc của Việt Nam.

4.1.3.2 Nguy cơ

- Chưa chủ động được nguồn cùng nguyên liệu trong nước nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài làm tăng giá thành sản phẩm.

- Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước.

- Nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Lao động trong ngành thiếu trình độ chuyên môn và tay nghề, do chưa được đào tạo bài bản và năng suất lao động Việt Nam được xếp vào bậc thấp của thế giới gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các yêu cầu khắt khe của khách hàng về việc bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động đối với doanh nghiệp dệt may làm tăng chi phí và giá thành sản xuất.

4.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần May Meko 4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất 4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất

Công nghệ là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao. Máy móc thiết bị làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm,… Nếu máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với trình độ của người sử dụng thì máy sử dụng hết công sức, sản phẩm làm ra vừa có chất lượng cao, mẫu mã phong phú và dễ dàng được thị trường chấp nhận.

Quy trình sản xuất của công ty như sau: Khi nhận được đơn hàng, phòng thiết kế sẽ tiến hành thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của các đối tác. Sau khi nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm theo các thông số kỹ thuật mà đối tác yêu cầu thì sau đó sẽ tiến hành quá trình kiểm tra và xem xét cẩn thận trước khi công ty bắt tay vào sản xuất theo đơn hàng của khách hàng. Tiếp đến là khâu chuẩn bị, kiểm tra và đưa nguyên liệu đầu vào đến công đoạn cắt may sản phẩm và cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ta thấy, sau mỗi khâu công ty đều tiến hành kiểm tra ngay nhằm phát hiện ra sản phẩm không đạt chất lượng để sửa chữa và tiến hành kiểm tra lại sản phẩm lần cuối trước khi nhập kho và đóng gói để xuất xưởng. Với quy trình tổ chức sản xuất khép kín nên từng bộ phận chuyên môn hóa rõ rệt, giữa các công đoạn có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ. Ngoài ra với việc đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, môi trường làm việc tốt, vận hành theo quy trình, kiểm soát chất lượng chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm cao và ngày càng tạo được uy tín đối với các đối tác nước ngoài.

Quá trình đổi mới công nghệ sản xuất của công ty được thực hiện theo nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đối với các chủng loại thiết bị quá lạc hậu, công ty đầu tư mua máy mới thay thế. Còn đối với các chủng loại thiết bị vẫn đáp ứng yêu cầu sản xuất thì được nâng cấp, bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng. Đồng thời với việc nghiên cứu, lắp đặt hệ thống thiết bị mới, công ty cũng tiến hành cải tạo lại cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để phù hợp với điều kiện sản xuất mới, phát huy công suất của thiết bị. Cụ thể như thiết kế và làm mới hệ thống phân phối điện cho các thiết bị mới, cải tạo các miệng hút gió của hệ thống điều hòa không khí,… Qua đó cho thấy Công ty CP May Meko rất chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

4.2.2 Các nguồn lực

4.2.2.1 Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị

Với cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá thành tương đối thấp. Do đó, quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty như: kho, mặt bằng, trang thiết bị máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở,…

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty và là yếu tố cơ bản mà công ty cần quan tâm khi kết hợp với yếu tố con người để tạo ra sản phẩm. Vì vậy trong thời gian qua công ty luôn chú

trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong các văn phòng của công ty đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình quản lí điều hành như: máy fax, điện thoại, máy tính có kết nối mạng,… Còn về các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng cũng được trang bị đầy đủ như trang bị những loại máy móc: máy may, máy cắt, máy vắt sổ,… Nhờ đó mà điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện và có thể đáp ứng lượng lớn đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài. Hầu hết các máy móc, thiết bị của công ty chủ yếu được nhập từ các quốc gia phát triển có công nghệ hiện đại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức,... Vì vậy, máy móc thiết bị sản xuất của công đều là những máy móc hiện đại nên về cơ bản có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng đối với các đối tác nước ngoài. Đồng thời mỗi năm công ty cũng chi một khoảng tiền cho việc mua sắm máy móc và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị hiện đại và không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác.

4.2.2.2 Tài chính

Tài chính là một trong những nhân tố quan trọng thể hiện vị trí cạnh tranh đồng thời cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu tài chính bao gồm các chỉ tiêu về: khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của công ty qua các năm, các chỉ tiêu này sẽ được lần lượt phân tích sau đây.

Phân tích các chỉ tiêu thanh khoản

Các hệ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Thông qua việc phân tích các hệ số thanh khoản sẽ giúp các nhà phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của công ty.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán nhanh

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty CP May MEKO (2011-2013)

Hình 4.2: Các chỉ số khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2011 - 2013 + Hệ số thanh toán hiện thời

Với hệ số thanh toán hiện thời luôn lớn hơn 1 và tăng liên tục trong thời gian qua cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty là rất tốt. Năm 2011 khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 1,58. Tuy nhiên sang năm 2012, tỷ số thanh toán hiện thời của công ty có giảm nhẹ xuống mức 1,57. Nhưng sang năm 2013 thì hệ số thanh toán hiện hành của công ty tăng gấp 1,71 lần so với năm 2011 lên mức là 2,54. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

+ Hệ số thanh toán nhanh

Năm 2011, hệ số thanh toán nhanh là 1,35 và có nghĩa là công ty có 1,35 đồng tiền và các khoản vay tương đương tiền để đảm bảo thanh toán nhanh 1 đồng nợ. Đến năm 2012 tỷ số này tăng lên mức 1,42 và nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng của tài sản lưu động nhanh và lớn hơn tốc độ tăng trưởng của nợ ngắn hạn và hàng tồn kho. Tuy nhiên đến năm 2013, hệ số thanh toán nhanh giảm mạnh và xuống mức 0,74. Nguyên nhân là do đơn đặt hàng vào công ty tăng nên công ty tăng cường dự trữ nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất.

Qua Hình 4.2 ta thấy rằng hệ số thanh toán nhanh của công ty có xu hướng biến động giữa các năm. Công ty cần lưu ý và đặc biệt quan tâm khả năng trả nợ của công ty trong thời gian tới. Vì trong năm 2013 hệ số thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn 1 và qua đó cho thấy công ty sẽ khó khăn trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.

Phân tích các tỷ số khả năng sinh lời

Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào có quan hệ với đến doanh nghiệp đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì các nhà quản trị không chỉ quan tâm đến tổng lợi nhuận mà còn phải quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo từng góc độ khác nhau.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

ROS ROA ROE

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty CP May MEKO (2011-2013)

Hình 4.3: Các chỉ số khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2011 - 2013 + Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Từ biểu đồ trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có sự biến động trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể là trong năm 2011, ROS của công ty là 19,62 (nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu bỏ ra thu được 19,62 đồng lợi nhuận). Bước sang năm 2012, thì ROS đã giảm còn 7,86 và đến năm 2013 thì chỉ còn 2,90. Mặc dù doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu vẫn tăng qua từng năm. Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu… làm cho chi phí sản xuất tăng nên lợi nhuận thu được thấp.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Năm 2011 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 44,06 (nghĩa là trong 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 44,06 đồng lợi nhuận). Sang năm 2012 tỷ số này giảm còn 15,71 và đến năm 2013 thì chỉ còn 5,45. Nguyên nhân ROA của công liên tục giảm qua các năm là do công ty đã tăng đầu tư thêm máy móc, thiết bị. Trong khi đó số lượng hàng đặt may gia công chỉ tăng nhẹ dẫn đến nhiều tài sản đầu tư không sử dụng hết công suất nên tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa

việc sử dụng tài sản nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Từ Hình 4.3 ta thấy rằng chỉ số ROE của công ty cao hơn nhiều so với chỉ số ROA. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả. Tình hình cụ thể là trong năm 2011, ROE của công ty là 73,33 (nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu về 73,33 đồng lợi nhuận). Sang năm 2012 tỷ suất này giảm mạnh, đạt 24,30 và đến năm 2013 chỉ còn ở mức 8,99. Tỷ số này ngày càng giảm chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả trong giai đoạn vừa qua. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp để nâng cao việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn.

Bảng 4.2: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Tỷ số thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện hành

Lần 1,58 1,57 2,54

Tỷ số thanh toán nhanh 1,35 1,42 0,74

Tỷ số khả năng sinh lợi

Lợi nhuận trên doanh thu

%

19,62 7,86 2,90

Lợi nhuận trên tổng tài sản 44,06 15,71 5,45

Lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu 73,33 24,3 8,99

Nguồn: Phòng kế toán của Công ty CP May MEKO (2011-2013)

Từ kết quả thống kê số liệu của Bảng 4.2 ta thấy rằng các chỉ tiêu tài chính của công ty có sự biến động. Đặc biệt là trong năm 2013 các chỉ tiêu sinh lời đều có xu hướng giảm chứng tỏ năng lực hoạt động chưa cao dẫn đến khả năng sinh lới thấp. Tuy trải qua nhiều biến động và khó khăn nhưng nhìn chung tình hình tài chính của công ty khá tốt.

4.2.2.3 Nguồn nhân lực

Ban Giám đốc và lãnh đạo công ty có năng lực trình độ quản lý khá cao. Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Công ty đã mạnh dạn đi đầu trong công tác cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất, áp dụng phương pháp quản lý khoa học hiện đại để đạt được hiệu quả ngày càng cao. Vì công ty hiểu rằng một cơ cấu nhân sự được bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Công ty luôn tuyển dụng, đào tạo, đề bạt các cán bộ công nhân viên có năng lực, điều chuyển thay thế kịp thời các cán bộ không theo kịp với yêu cầu và bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực, có bản lĩnh. Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tay nghề và các khóa huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Lao động làm việc tại công ty được xếp lương theo ngạch, bậc, mức lương căn cứ vào trình độ, tính chất công việc và mức độ hoàn thiện nhiệm vụ. Đi kèm với chính sách tiền lương là chế độ khen thưởng kịp thời dựa vào mức độ hoàn thành công việc.

Có 2 loại lao động mà công ty đang có:

- Lao động gián tiếp: là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên liệu…

- Lao động trực tiếp: đối với lao động trực tiếp thì công ty trả lương theo sản phẩm làm ra.

Bảng 4.3: Tình hình lao động của Công ty CP May Meko đến tháng 6/2014

Chỉ tiêu Người % Giới tính Nam 384 13,99 Nữ 2.361 86,01 Trình độ Đai học 119 4,30

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 70)