Giải pháp về marketing

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 111 - 114)

Hiện nay, công ty chưa có bộ phận marketing riêng biệt. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường cũng như hoạt động hỗ trợ cho sự phát

triển của công ty còn yếu kém. Vì vậy, công ty cần thành lập bộ phận marketing để giải quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng chiến lược marketing rõ ràng, tập trung nghiên cứu các phương pháp marketing mà các đối thủ trong và ngoài nước đang thực hiện có hiệu quả.

- Mở rộng thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt quan tâm đến các thị trường lớn.

- Công ty cần tăng cường gắn bó với khách hàng bằng cách thường xuyên liên lạc với khách hàng, thu thập các kết quả đánh giá của khách hàng về sản phẩm công ty. Từ đó có thể nắm bắt nhu cầu, mong muốn của từng khách hàng và thỏa mãn các nhu cầu đó một cách tốt nhất.

- Nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, các chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu… Nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường nhằm giúp công ty có những chính sách kinh doanh đúng đắn. Nghiên cứu kỹ các nhu cầu hiện nay của thị trường nước ngoài, thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại như mở văn phòng đại diện, tham gia hội chợ, quảng cáo…

Các giải pháp marketing cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh:

i) Chính sách sản phẩm: Coi trọng công tác nghiên cứu phát triển mẫu mã mới nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

- Xác định sản phẩm chủ lực và thị trường chính của công ty để xây dựng các chiến lược tiếp thị sản phẩm phù hợp.

- Nghiên cứu, sản xuất mặt hàng mới là nhiệm vụ chiến lược công ty đặt ra đối với đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ marketing của công ty nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, duy trì khả năng cạnh tranh và sự phát triển liên tục.

- Cải thiện và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quan trọng này, công ty tập trung củng cố hệ thống quản lý chất lượng, đầu tư các thiết bị thí nghiệm, kiểm soát chất lượng. Chất lượng sản phẩm gắn liền với chất lượng bao bì nhãn hiệu. Sử dụng bao bì đẹp, tốt để khách hàng có thể sử dụng lâu dài, hình ảnh của công ty luôn đặt trước mắt người tiêu dùng, đó cũng là một cách quảng cáo có hiệu quả. Thật vậy, bao bì không chỉ cung cấp thông tin về đặc tính sản phẩm, giúp

hàng hóa tránh hư hỏng mà còn thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo cơ hội xây dựng hình ảnh...

- Do sức cạnh tranh về giá của hàng Trung quốc, Ấn Độ... trên thị trường thế giới là rất cao nên chiến lược xuất khẩu của công ty là sẽ tập trung vào các mặt hàng chất lượng cao và có tính chuyên biệt.

- Công ty xây dựng chiến lược mặt hàng đối với từng nhóm sản phẩm theo từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu thị trường, thế mạnh sản xuất của công ty và lợi nhuận mà sản phẩm mang lại. Tập trung ưu tiên cho những đơn hàng lớn, kéo dài, ổn định để tăng năng suất lao động , giảm giá thành sản phẩm.

- Vì bao bì đóng gói, nhãn mác, nhãn đeo trên sản phẩm may mặc là những công cụ mà doanh nghiệp dùng để giới thiệu và hướng dẫn những thông tin về sản phẩm đến với người tiêu dùng nên cần được thiết kế phù hợp, lôi cuốn, tiện dụng và bảo quản được hàng hóa trong quá trình vận chuyển...

ii) Chính sách giá:

- Thực hiện những giải pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm may mặc như hoàn thiện quy trình sản xuất, sử dụng các giải pháp về công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình quản lý tiêu chuẩn quốc tế...

- Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất kết hợp với chiến lược giá phân biệt. Công ty sử dụng chiến lược giá dựa vào chi phí để đảm bảo đạt mức lợi nhuận tối thiểu. Sau đó, công ty sẽ điều chỉnh giá tăng giảm tùy theo thời điểm mùa vụ, khu vực địa lý, khách hàng… Giá tăng tại thời điểm có nhu cầu cao, giá hạ tại thời điểm có nhu cầu thấp hay giá cao đối với khách hàng nhỏ và số lượng đơn hàng ít và giá thấp đối với khách hàng lớn quen thuộc với số lượng lớn.

iii) Chính sách phân phối: do các sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công cho các hãng nỗi tiếng hoặc được xuất khẩu qua các công ty trung gian nên công tác phát triển hệ thống phân phối của công ty còn gặp nhiều bất cập. Nên trong thời gian tới công ty cần xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối trong nước như sau:

- Xây dựng, tổ chức, xâm nhập mạng lưới bán lẻ trên thị trường trong nước.

- Chủ động khai thác và phát triển quan hệ với khách hàng để tạo dựng quan hệ hợp tác kinh doanh.

- Nâng cao hiệu quả trong việc vận chuyển giao nhận hàng hóa. Đảm bảo khách hàng nhận hàng trong thời gian sớm nhất và sản phẩm phải đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Phát triển hệ thống cửa hàng tự doanh để tiếp cận sát với thị trường nội địa, giảm bớt các đơn vị thương mại trung gian.

iv) Chính sách quảng cáo, chiêu thị: Phối hợp các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến bán hàng. Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, chiêu thị là giới thiệu về công ty, thương hiệu, sản phẩm... tới người tiêu dùng. Thông qua quản cáo người tiêu dùng có được cái nhìn tổng thể về sản phẩm, các thông tin về xuất xứ, địa chỉ liên hệ...

- Hoạt động quảng cáo của công ty hiện nay chưa được quan tâm đúng mức nên hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy công ty cần đầu tư quảng cáo, chiêu thị để xúc tiến hoạt động bán hàng.

- Nâng cao chất lượng tham gia hội chợ triển lãm. Bố trí và sắp xếp gian hàng có tính khoa học, đẹp mắt và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi, biết giao tiếp và hiểu tâm lý khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cổ phần may meko tp cần thơ (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)