Quản trị hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 25)

10. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quản trị hoạt động trải nghiệm

* Phân biệt quản trị và quản lý

-Sự khác nhau giữa nhà quản lý và nhà quản trị:

Nhà quản trị: thực thi các biện pháp mang tính chiến lược, có tầm nhìn, thực hiện hoạt động động viên và thúc đẩy truyền cảm hứng cho nhân viên.

15

Nhà quản lý: thực hiện các biện pháp mang tính cụ thể, từ khâu tổ chức, mang tính chất kiên định, hiệu quả cho tổ chức hơn là thực thi biện pháp cụ thể, phạm vi rộng hơn quản trị.

- Về đối tượng:

Quản lý thực hiện biện pháp quản lý công việc. Quản trị thực hiện biện pháp quản lý con người. - Về bản chất:

Quản trị thực hiện các quyết định, thực hiện mục tiêu cụ thể, đề ra chính sách cho tổ chức.

Quản lý mang tính chất thi hành, quản lý hành động để thực hiện chính sách cụ thể.

- Về quá trình:

Quản lý quyết định ai, như thế nào?

Quản trị quyết định trả lời cho câu hỏi cái gì và bao giờ? -Về chức năng

Quản lý có chức năng thi hành,thúc đẩy và kiểm soát nhân viên.

Quản trị có chức năng tư duy.Các kế hoạch và chính sách được quyết định dựa theo các tư duy dự trên việc lập kế hoạch. [5] [6,] [7]

*Khái niệm quản trị HĐTN

“Quản trị HĐTN là quá trình tác động có chủ đích của cán bộ quản lý nhà trường đến GV, HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các HĐTN nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Hay nói cách khác:

Quản trị HĐTN là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu HĐTN phù hợp với mục tiêu giáo dục chung đã đề ra”. [7]

Về thực chất, quản lý hoạt động của học sinh trong trường THCS bao gồm các hoạt động quản lý về mục tiêu, nội dung chương trình, quản lý phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, tạo điều kiện về

16

nguồn lực (con người, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất…) để thực hiện các hoạt động này. Trọng tâm của quản lý hoạt động trải nghiệm là công tác quản lý chất lượng các hoạt động này.

1.3. Hoạt động trải nghiệm ở trƣờng trung học sơ sở theo định hƣớng

chƣơng trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1. Chương trình giáo dục ph thông mi và hoạt động tri nghim

cp THCS

a. Chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo cách tiếp cận mới hiện nay, giáo dục không chỉ để truyền thụ kiến thức mà giúp học sinh hoàn thành các công việc, biết giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống do biết vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở trong các nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục.

Chương trình mới cũng khắc phục hạn chế trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng cách phân biệt rõ hai giai đoạn: “giáo dục cơ bản” (từ lớp 1 đến 9) và “giáo dục định hướng nghề nghiệp”(từ lớp 10 đến 12).

Đối với chương trình giáo dục cơ bản, chương trình lồng ghép nội dung liên quan của một số môn học hiện nay để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục. Chương trình đồng thời thiết kế một số môn học như Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất hay Hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Trong Chương trình mới có 2 loại hoạt động giáo dục chính là: Dạy học các môn và các hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài giờ học. Qua quá trình tiếp cận và học tập thực hành ngoài thực tiễn, HĐTN đã định hướng người học theo cách tiếp cận không giống nhau, mục đích đạt được tri thức và chỉ có học đi đôi với thực hành mới bao hàm đầy đủ. [1]

17

b. Hoạt động trải nghiệm ở cấp THCS

HĐTN là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với các hoạt động dạy học trong nhà trường. HĐTN là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động được luyện tập thực tế, việc làm cụ thể và hành động của học sinh. HĐTN là HĐGD có tổ chức và mục đích rõ ràng ở ngoài hoặc trong nhà trường, nhằm nâng cao hiểu biết và khám phá khả năng tiềm ẩn của mỗi HS, làm cho HS tự lập, định hướng và quan tâm đến cộng đồng của mình.

Thông qua quá trình được tham gia vào các HĐTN, học sinh sẽ phát huy vai trò là chủ thể, tính tích cực, chủ động, sáng tạo và sáng tạo của bản thân. Học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Học sinh được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,…

HĐTN sẽ hình thành và phát triển cho HS những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐTN chủ yếu mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân.

HĐTN có nội dung phong phú, đa dạng có tính tổng hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều môn học như giáo dục trí tuệ, đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống, thể chất, lao động, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội,… Những nội dung này rất thiết thực và gần gũi với thực tế, điều này giúp học sinh vận dụng kiến thức tốt hơn trong đời sống. HĐTN được tổ chức theo các quy mô khác nhau với hình thưc như: nhóm, lớp, khối lớp, trường hoặc liên trường.

18

Như vậy, chúng tôi cho rằng: Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS là hoạt động giáo dục theo sự dẫn dắt của nhà giáo dục, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, khả năng bản thân của học sinh THCS và những phẩm chất, nhân cách nhằm phát huy tiềm năng, giá trị sáng tạo của học sinh THCS. [6]

1.3.2. Mục đích, vai trò của hoạt động tri nghim cp THCS

Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm; hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm.

Mục tiêu chính của HĐTN là: định hướng, gợi mở, tạo cơ hội cho học sinh có thể suy nghĩ, quan sát hoạt động thực tiễn, khuyến khích bản thân HS sáng tạo, tìm tòi giải pháp, hướng đi mới dựa trên kiến thức lý thuyết của nhà trường, từ đó hình thành và phát triển kỹ năng, phẩm chất.

* Giúp cho học sinh có cơ hội phát triển toàn diện

Khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp cho HS nâng cao kiến thức, nhất là đối với các em cuối cấp THCS hoạt động hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong hình thành định hướng cho nghề nghiệp sau này. Do hoạt động này giúp các em phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, thích nghi tốt với môi trường sống cũng như chuẩn bị tốt kiến thức kỹ năng khi bước vào cấp học mới.

Các nhà giáo dục học cũng đã khẳng định, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp các hoạt động của gia đình, nhà trường, xã hội với vai trò là chủ thể hoạt động, từ đó sẽ phát triển năng lực thực tiễn, các phẩm chất cá nhân và phát huy giá trị sáng tạo lứa tuổi mình.

* Giúp học sinh có cơ hội thay đổi nhận thức và hành vi

Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hành vi và nhận thức của các em có sự chuyển biến tích cực, có tác động rõ ràng hơn. Nhận thức thay đổi kéo theo hành vi hành động của các em chính xác và đúng đắn hơn. Chẳng hạn các

19

môn học về lịch sử giúp các em nắm được thông tin về lịch sử dân tộc, nhân loại, quá trình đấu tranh dựng nước và giữa nước, các em có thêm tình yêu với quê hương đất nước, bên cạnh đó, thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, thương yêu, san sẻ lẫn nhau.

1.3.3. Ni dung, yêu cu và phương pháp HĐTN cp THCS

a. Nội dung

Nội dung của HĐTN gồm phát triển cá nhân, xã hội, cộng đồng, lao động và hướng nghiệp, các nội dung này được thực hiện thông qua bốn loại hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ.

Ở cấp THCS, nội dung tập trung chủ yếu vào nội dung về xã hội, cộng đồng, và cuối cấp được học tập hướng nghiệp, các hoạt động liên quan đến lao động nhằm rèn luyện sức khỏe được diễn ra đều đặn.[dẫn theo 11]

b. Yêu cầu

* Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

- Sống yêu thương: HS biết thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống…

- Sống tự chủ: là sống với lòng tự trọng, luôn tự lực, vượt khó khăn, trung thực và biết hoàn thiệnbản thân.

- Sống trách nhiệm: quan tâm đến sự phát triển hoàn thiện bản thân, biết tham gia hoạt động chung của cộng đồng, đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển của cộng đồng, đất nước, nhân loại, môi trường tự nhiên, tuân thủ, chấp hành kỷ cương, quy định, hiến pháp và pháp luật, sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội.

20

* Yêu cầu cần đạt về năng lực chung

- Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợkhi gặp khó khăn trong học tập; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề, thiết lập không gian vấn đề, xác định được các phương pháp khác nhau từ đó lựa chọn và đánh giá được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần thiết.

- Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện, cảm thụ cái đẹp, thể hiện được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, sản phẩm… và biết sáng tạo cái đẹp. - Năng lực thể chất: biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần và có khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường;.

- Năng lực giao tiếp: là khả năng lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao tiếp để đạt được mục đích và mang lại sự thỏa mãn cho các bên tham gia giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

- Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công cụ toán học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.

- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm… để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực, hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thông trên môi trường mạng một cách có văn hóa.

Chương trình HĐTN ở trường THPT được phân cấp rõ ràng, với trung học cơ sở (THCS) chú trọng nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo.

21

Những hoạt động của HS tùy thuộc điều kiện của địa phương và nhà trường, khối lớp để có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Các hoạt động ngoài hệ thống các môn học (ngoài nhà trường) là những hoạt động giáo dục nhằm giúp học sinh trải nghiệm thực tiễn vận dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra hoặc rèn luyện kĩ năng sống, phẩm chất đạo đức của người công dân.

c. Phương pháp HĐTNở cấp trung học cơ sở

HĐTN ngoài giờ học có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động.

HĐTN ngoài giờ học được tổ chức dưới nhiều hình thức như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội,...

Hoạt động câu lạc bộ (văn hóa nghệ thuật, hội thanh niên, thểthao…) Hoạt động tình nguyện (chia sẻ, quan tâm tới hàng xóm láng giềng…) Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin và phát triển tương lai…) Những hoạt động trên tùy thuộc điều kiện của địa phương và nhà trường. Khối lớp để có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. [14]

22

1.3.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS

- Tuổi học sinh THCS được gọi là tuổi vị thành niên với khung tuổi từ 11-15. Đây là độ tuổi quan trọng đánh dấu bước chuyển từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, Lứa tuổi này có đặc trưng về trí tuệ, tâm lý, thể chất, nhân cách...và diễn ra thay đổi rất nhanh chóng cho nên đòi hỏi nhà giáo dục phải có biện pháp mang tính chất phù hợp.

- Lứa tuổi THCS được tiếp cận các môn học khác nhau, nhiều bạn bè và thầy cô mới nên hình thành mối quan hệ mới. Chính điều này làm nảy sinh nhiều thay đổi và học sinh THCS muốn thể hiện vẻ “người lớn”, rất cần được các em tham gia sinh hoạt cộng đồng, người giáo dục hướng dẫn động viên các em vượt qua tuổi ấu thơ. Ở lứa tuổi THCS, ở học sinh xuất hiện hiện tượng “dậy thì” rấtcần được giáo dục về giới tính một cách phù hợpqua nhà trường, gia đình, bạn bè....Lứa tuổi nàycó sự phát triển nhanh về thể chất, trí tuệ, tình cảm.

- Ở lứa tuổi THCS có sự tồn tại song song “tính trẻ con, tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động, hoàn cảnh.

- Học sinh THCS còn có những thay đổi chưa định hình trong tính cách. Ở tuổi này, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến học sinh khó làm chủ được cảm xúc: dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…, cần có sự quan tâm và ứng xử thích hợp của giáo viên vàcha mẹ, bạn bè.

1.4. Nội dung quản trị hoạt động trải nghiệm ở trƣờng trung học cơ sở theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới

1.4.1. Qun tr mc tiêu của HĐTN

Bất cứ hoạt động giáo dục và đào tạo nào muốn thành công thì người

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)