Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 84)

10. Cấu trúc luận văn

3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức của một bộ phận giáo viên về vai trò và ý nghĩa của HĐTN trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho HS chưa sâu sắc. Vì vậy, vẫn còn những học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN.

Một số GV còn chưa được tham gia các chương trình tập huấn về chương trình HĐTN, kinh nghiệm tổ chức và triển khai còn hạn chế.

Áp lực thực hiện nội dung chương trình GD chính khóa cao, dẫn đến ngại tổ chức HĐTN.

Cơ chế kiểm tra, đánh giá chưa tạo động lực cho hoạt động, chưa có chế tài xử lý nếu không tổ chức hoạt động.

74

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, điều tra khảo sát, phỏng vấn, xử lý các số liệu ở trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh, thông qua các đối tượng là CBQL, GV, HS và các lực lượng xã hội khác có ảnh hưởng tới công tác tổ chức và quản lý HĐTN cho học sinh, tác giả nhận thấy: Trường THCS Nam Sơn đã tổ chức được HĐTN theo một số hình thức và nội dung nhất định. Trong quản trị đã tiến hành quản trị mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp và kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm của nhà trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động GD trong nhà trường, HĐTN tại trường vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; nội dung và hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh còn nghèo nàn, đơn điệu. Việc quản lý hoạt động HĐTN của đội ngũ CB, GV còn chưa đi vào nề nếp và có chiều sâu, chưa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

HĐTN chưa được thực hiện một cách toàn diện khoa học, từ việc xây dựng mục tiêu, chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, huy động các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả của HĐTN và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Nguyên nhân là do sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò tầm quan trọng của HĐTN đối với môn học, đối với sự phát triển bền vững và toàn diện nhân cách trí tuệ học sinh của một bộ phận giáo viên, học sinh nhà trường. HĐTN chưa phải là yêu cầu bắt buộc đốivới môn học.

Mặt khác CBQL nhà trường cũng chưa áp dụng các biện pháp quản trị HĐTN một cách đồng bộ dẫn đến đến sự đơn điệu, nghèo nàn về nội dung và hình thức hoạt động nên chưa thu hút được nhiều HS tham gia từ đó hiệu quả mang lại không cao.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động HĐTN trường THCS Nam Sơn, tác giả đã xác định một số vấn đề cần giải quyết; Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản trị ở chương 3.

75

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CỦA HỌC SINH TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM SƠN, THÀNH PHỐ BẮC NINH THEO ĐỊNH HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của cho học sinh trường THCS Nam Sơn phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của cấp học và mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở trường theo định hướng chương trình GDPT mới. Các biện pháp đề xuất phải có nội dung triển khai thực hiện, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp phải hướng tới thực hiện các mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

Việc tiến hành từng nội dung của các biện pháp phải hướng tới mục tiêu chung của cấp học và mục tiêu riêng của từng HĐTN phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh trường THCS.

3.1.2. Nguyên tắc đảmbảo tính toàn diện, hệ thống

Các biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Nam Sơn cần phải mang tính đồng bộ, toàn diện và hệ thống nhằm khắc phục những hạn chế của hoạt động trải nghiệm cũng như khắc phục những hạn chế của công tác tổ chức quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh hiện nay.

Biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục và một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm thực tiễn đã được các cơ sở giáo dục khác nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình các trường THCS tại Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.

76

Các biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý của nhà trườngvề hoạt động giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và các kĩ năng, thái độ của học sinh. Vì vậy, việc đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục cho học sinh phải đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tất cả các lý thuyết nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào trường THCS Nam Sơn sẽ phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn của trường đó và điều kiện văn hóa, kinh tế địa phương để triển khai.

Biện pháp phải có tính bao quát, cấp thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi; đáp ứng được mục đích giáo dục cấp THCS nói chung và mục tiêu của hoạt động trải nghiệm nói riêng. Mỗi nhà trường, mỗi lứa tuổi người học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng để áp dụng, do vậy, biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi,nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định cả về ý nghĩa giáo dục cá nhân, xã hội và mục tiêu giáo dục của trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh. Hệ thống hóa một số biện pháp đưa ra phải phát huy được vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục cho học sinh. Trong nhà trường, chủ thể của hoạt động giáo dục là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, ở gia đình chủ thể của hoạt động giáo dục là phụ huynh học sinh và học sinh; phía xã hội chủ thể là cán bộ quản lý xã hội và tổ chức đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Sao Nhi đồng. Vì vậy các biện pháp quản lý đưa ra phải nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý chính trị - xã hội và của cả người học.

77

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp đưa ra cần thể hiện tính hiệu quả đối với người học (người tham gia thụ hưởng hoạt động trải nghiệm): nâng cao hiểu biết, kiến thức, kĩ năng thực hiện chương trình giáo dục theo định hướng đổi mới.

Hiệu quả thực tiễn: Học sinh tham gia hoạt động vận dụng và phát huy được những kiến thức, kỹ năng đã được học theo định hướng chương trình GDPT mới ở nhà trường, tham gia trải nghiệm để rèn luyện các phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống, làm chủ bản thân, thích ứng với những điều kiện thay đổi của xã hội hiện nay.

Hiệu quả sử dụng nguồn lực, thời gian: Đảm bảo cân đối chi phí bỏ ra với kết quả thu được cho mỗi cá nhân người học và cho công tác giáo dục và thực thi nhiệm vụ chính trị địa phương, không gây lãng phí nguồn lực, thu hút được cao nhất số lượng học sinh THCS tham gia và số đông các lực lượng đóng góp cho hoạt động trải nghiệm của học sinh.

Hiệu quả lâu dài: Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị của địa phương, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả nền giáo dục quốc gia.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản trị HĐTN của trƣờng THCS Nam Sơn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới

3.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tiễn của trường lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tiễn của trường

* Mục tiêu biện pháp

Xác định đúng nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhà trường có tác dụng thu hút học sinh tham gia hoạt động một cách tích cực và sáng tạo. Nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội địa phương và điều kiện tổ chức thực hiện trường THCS Nam Sơn.

Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh các khối lớp và toàn trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD & ĐT quy

78

định; phù hợp với điều kiện của trường nhằm thống nhất các lực lượng giáo dục; triển khai thực hiện theo kế hoạch của nhà trường một cách chủ động; nâng cao hiệu quả giáo dục cho từng lớp và toàn trường. Tăng cường quản lý mục tiêu nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã được kế hoạch hóa nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa kế hoạch, mục tiêu và nội dung tổ chức thực hiện.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng dựa trên định hướng chương trình giáo dục của Bộ, năng lực thực hiện của nhà trường và đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh THCS, những yêu cầu mới đặt ra về nhân cách học sinh sau khi tham gia HĐTN, đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền để phát triển chương trình giáo dục nhà trường nói chung và chương trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nói riêng.

- Xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, kết quả đạt được của chương trình giáo dục nhà trường nói chung và chương trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nói riêng ở trường THCS.

- Xác định các chủ đề, nội dung hoạt động trải nghiệm cho các hoạt động chung của toàn trường và cho khối lớp học sinh. Hướng dẫn giáo viên xác định chủ đề, nội dung hoạt động trải nghiệm theo chương trình hoạt động theo các môn học và liên môn.

- Xây dựng kế hoạch nội dung chương trình thực hiện toàn trường và từng khối theo năm học, từng tháng, học kỳ...; Khảo sát nhu cầu tham gia các nội dung hoạt động của học sinh, đánh giá năng lực học sinh tại thời điểm hiện tại để xây dựng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS Nam Sơn cho phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Nam Sơn thông qua các chủ đề liên môn hoặc đơn môn để vận dụng kiến thức trong các hình thức lớp học nông trường, trang trại, bảo tàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí,…

79

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục có tính đặc thù về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, đặc biệt chú ý đến các nội dung hoạt động nghiên cứu khám phá, rèn luyện bản thân, hoạt động xã hội, hoạt động câu lạc bộ; hoạt động tham quan dã ngoại tại các di tích lịch sử, các cơ sở văn hóa, các nhà máy, doanh nghiệp; hướng dẫn giáo viên chú ý đến hoạt động tham quan di tích lịch sử cách mạng, tìm hiểu các anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và trong lao động thời kỳ đổi mới của địa phương; tìm hiểu các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của đất nước và địa phương được tổ chức UNESCO công nhận để giáo dục đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh,... Đảm bảo tính thường xuyên được triển khai của mục tiêu, nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện đúng mục tiêu hoạt động đảm bảo yêu cầu về nội dung và thống nhất về cách thức tổ chức triển khai hoạt động.

- Hiệu trưởng chỉ đạo quán triệt mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề đã xác định trong tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ khâu lập kế hoạch đến công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện.

- Phân công rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho Đoàn, Đội, GVBM, GVCN. Phân công trách nhiệm cho CB, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTN. Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN của tổ, của GV trong trường.

Để kế hoạch HĐTN mang tính khả thi và có những điều kiện tốt để thực hiện, hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau:

Huy động nhiều lực lượng tham gia vào xây dựng kế hoạch (GV, HS, CMHS...) để khuyến khích được các ý tưởng sáng tạo cho các HĐTN;

Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về CSVC, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn,… phân phối lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận, môn học tổ

80

chức HĐTN. Từ những kế hoạch chi tiết của tổ, giáo viên hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch HĐTN chung cho cả năm học, từng tháng, tuần.

Kế hoạch được thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm học để thống nhất thực hiện. Hàng tháng trong các cuộc họp hội đồng cần thông qua kế hoạch tháng để đội ngũ GV nắm rõ và thực hiện tốt.

Hiệu trưởng chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTN cho từng đơn vị lớp, với nội dung thiết thực bao gồm trải nghiệm về nội dung học tập, trải nghiệm về đời sống tình cảm, trải nghiệm về xã hội và các lĩnh vực rèn luyện kỹ năng sống,... Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xác định rõ kế hoạch cho học kỳ, cho tháng, mục tiêu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động và các lực lượng tham gia, vai trò của giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh trong quá trình tham gia hoạt động, dự kiến về thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động và kết quả cần đạt được, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường THCS Nam Sơn.

- Cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh phải có nhận thức đúng về hoạt động trải nghiệm ở trường THCS Nam Sơn.

- Hiệu trưởng cần có những biện pháp có tính pháp lý về chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường.

- Có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và giáo viên trẻ nhiệt tình trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Hội cha mẹ học sinh, các cá nhân, tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ các hoạt động của nhà trường.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cho các hoạt động trải nghiệm trải nghiệm ở trường THCS Nam Sơn.

81

3.2.2. Huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

* Mục tiêu biện pháp

Huy động các nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực công nghệ thông tin là những điều kiện đảm bảo cho chất lượng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh ở trường THCS Nam Sơn. Hiệu trưởng cần có những biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn lực trong và ngoài trường phục vụ cho thực hiện nội dung, chương trình hoạt động trải

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 84)