Thực trạng quản trị hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 74 - 77)

10. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản trị hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản trị hình thức và phương pháp HĐTN cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, kết quả thu được ở bảng 2.12 như sau:

64

Bảng 2.14. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về quản trị hình thức và phƣơng pháp tổ chứcHĐTNtại trƣờng THCS Nam Sơn

thành phố Bắc Ninh

Tiêu chí Kém Yếu Trung bình Khá Tốt

Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc

Huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức đa

dạng hình thức HĐTN 2 4 5 8 16 35 3,91 2

Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ

chức đa dạng HĐTN 1 4 8 8 14 35 3,86 3

Tổ chức xây dựng hệ thống

chủ đề hoạt động trải nghiệm cho khóa học phù hợp với hình thức và phương pháp (theo mạch dọc và mạch ngang của các lĩnh vực nội dung trải nghiệm);

2 2 4 7 20 35 4,17 1

Tổ chức thiết kế nội dung và phương pháp theo kế hoạch hoạt động trải nghiệm của học kỳ/năm học/ khối lớp

1 3 10 8 13 35 3,83 4

Tổ chức bồi dưỡng, seminar

cho GV trong trường về năng lực xây dựng hình thức và phương pháp triển khai HĐTN

3 5 7 8 12 35 3,6 5

Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hình thức

và nội dung HTĐN 3 3 11 9 9 35 3,51 6

Điểm trung bình chung 3,81

Kết quả chi tiết như sau:

- Nội dung “Tổ chức xây dựng hệ thống chủ đề hoạt động trải nghiệm cho khóa học phù hợp với hình thức và phương pháp (theo mạch dọc và mạch ngang của các lĩnh vực nội dung trải nghiệm)” đạt 4,17 điểm, xếp mức khá. Mọi hoạt động trải nghiệm đều thực hiện triển khai theo kế hoạch chủ đề cho khóa học, theo quy định của Bộ, ngành các trường đã thực hiện khá tốt Nội dung này.

- Nội dung “Huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức đa dạng hình thức HĐTN” đạt 3,91 điểm, xếp mức khá và nội dung “Huy động các

65

nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức đa dạng HĐTN” đạt 3,86 điểm, xếp mức khá. Cả hai nội dung về huy động nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia HĐTN đạt mức khá, hàng năm Hiệu trưởng và CBQL chuẩn bị thời gian, kinh phí, giáo viên, cơ sở vật chất, nguồn lực huy động các tổ chức tài trợ từ cá nhân, tổ chức xã hội để phát triển HĐTN trong toàn bộ chương trình hàng năm của trường. Tuy nhiên các nhà tài trợ của các cá nhân, tổ chức còn chưa nhiều, chủ yếu nguồn đóng góp của cha mẹ phụ huynh thực hiện HĐTN nên nguồn lực để thực hiện còn chưa lớn, chưa tạo ra sự quan tâm của các nhà tài trợ trên địa bàn.

- Nội dung “Tổ chức thiết kế nội dung và phương pháp theo kế hoạch hoạt động trải nghiệm của học kỳ/năm học/ khối lớp” đạt 3,83 điểm, xếp mức khá. Việc tổ chức thực hiện HĐTN thực hiện theo lớp, khối, kỳ học và năm học theo kế hoạch được triển khai đầu năm, điều này làm cho hoạt động sát với chương trình của Phòng, Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, Hiệu trưởng và các CBQL thường xuyên yêu cầu báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác thực hiện HĐTN của trường như số lượt, số học sinh tham gia, tỷ lệ phản hồi,... từ đó có biện pháp nhắc nhở thực hiện nghiêm túc.

- Nội dung “Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho GV trong trường về năng lực xây dựng hình thức và phương pháp triển khai HĐTN” đạt 3,60 điểm, xếp mức khá, Hiệu trưởng và CBQL tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, kinh phí bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện nhiệm vụ HĐTN cho học sinh, khi phỏng vấn GV họ tỏ ra rất thoải mái vì bản thân GV được nhà trường hỗ trợ để giúp họ được học tập bồi dưỡng và làm cho chương trình HĐTN thực hiện cuốn hút, sôi nổi và tạo hứng thú cho HS tham gia.

- Nội dung “Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hình thức và nội dung HTĐN” đạt 3,51 điểm, xếp mức khá. Chương trình HĐTN được nhà trường chuẩn bị CSVC cho các nội dung, hình thức tổ chức tại nhà trường, chẳng hạn HĐTN làm nhà khoa học gắn các môn học như vật lý, hóahọc, sinh học,... nhưng các môn học xã hội như lịch sử, thăm quan di tích, bảo tàng,... nhà trường phải chủ động CSVC như phương tiện di chuyển, lựa chọn địa điểm có CSVC đảm bảo để GV đưa HS đến thực hiện, nên đôi lúc còn hạn chế.

66

Như vậy, tất cả các nội dung quản trị hình thức và phương pháp HĐTN của nhà trường đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức khá, chưa thực hiện thường xuyên, nhất là việc đảm bảo cơ sở vật chất và các nguồn lực còn chưa được thực hiện tốt. Vì vậy trong thời gian tới nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện HĐTN chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và HĐTN nói riêng trong trường.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)