Mục đích, vai trò của hoạt động trải nghiệm cấp THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 29 - 30)

10. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục đích, vai trò của hoạt động trải nghiệm cấp THCS

Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm; hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm.

Mục tiêu chính của HĐTN là: định hướng, gợi mở, tạo cơ hội cho học sinh có thể suy nghĩ, quan sát hoạt động thực tiễn, khuyến khích bản thân HS sáng tạo, tìm tòi giải pháp, hướng đi mới dựa trên kiến thức lý thuyết của nhà trường, từ đó hình thành và phát triển kỹ năng, phẩm chất.

* Giúp cho học sinh có cơ hội phát triển toàn diện

Khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp cho HS nâng cao kiến thức, nhất là đối với các em cuối cấp THCS hoạt động hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong hình thành định hướng cho nghề nghiệp sau này. Do hoạt động này giúp các em phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, thích nghi tốt với môi trường sống cũng như chuẩn bị tốt kiến thức kỹ năng khi bước vào cấp học mới.

Các nhà giáo dục học cũng đã khẳng định, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp các hoạt động của gia đình, nhà trường, xã hội với vai trò là chủ thể hoạt động, từ đó sẽ phát triển năng lực thực tiễn, các phẩm chất cá nhân và phát huy giá trị sáng tạo lứa tuổi mình.

* Giúp học sinh có cơ hội thay đổi nhận thức và hành vi

Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hành vi và nhận thức của các em có sự chuyển biến tích cực, có tác động rõ ràng hơn. Nhận thức thay đổi kéo theo hành vi hành động của các em chính xác và đúng đắn hơn. Chẳng hạn các

19

môn học về lịch sử giúp các em nắm được thông tin về lịch sử dân tộc, nhân loại, quá trình đấu tranh dựng nước và giữa nước, các em có thêm tình yêu với quê hương đất nước, bên cạnh đó, thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, thương yêu, san sẻ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)