10. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Quản trị kiểm tra, đánh giá HĐTN
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTN giúp Hiệu trưởng phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế
27
hoạch mục tiêu, từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm là chức năng của nhà quản trị. Quá trình kiểm tra đánh giá giúp nhà quản trị (hiệu trưởng) thu thông tin về hiện trạng tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm tại đơn vị mình (từ khâu lập kế hoạch của nhà quản trị đến kế hoạch của khối/lớp, đến kế hoạch của từng giáo viên,...) đến hiện trạng quá trình diễn ra các hoạt động trải nghiệm với hứng thú, phản hồi của học sinh và giáo viên trong quá trình tổ chức đến kết quả đạt được của hoạt động. Hiệu trưởng nhà trường cần có được những thông tin đó, vì đây là những căn cứ cần thiết để hình thành nhận định về hiện trạng tổ chức HĐTN và phát hiện mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp cải tiến kịp thời.
Đánh giá hoạt động trải nghiệm cần dựa trên những tiêu chí đánh giá cụ thể, tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm được cụ thể hóa ở cấp đơn vị. Nhà trường cần hình thành những quy định cụ thể về tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường THCS (những quy định này được xây dựng dựa trên hệ thống văn bản pháp quy của ngành, Sở để cụ thể hóa những yêu cầu đối với các khâu của quá trình tổ chức nhằm kết quả tốt nhất). Dựa trên những quy định cụ thể về tổ chức hoạt động trải nghiệm, tiến hành đánh giá theo những tiêu chí/quy định cụ thể đã có. Chẳng hạn như: tiêu chí đánh giá quy định cụ thể về các mức độ đối với nội dung lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm của đơn vị/ cá nhân; tiêu chí đánh giá về hoạt động của người dạy, người học, về nội dung thiết kế hoạt động,....
Nội dung đánh giá kết quả HĐTN sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm, gắn với mục tiêu chương trình biên soạn của HĐTN phù hợp với lưa tuổi THCS.
Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Có thể sử
28
dụng nhiều hình thức đánh giá như: phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, phỏng vấn ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia trong ngành.
Kiểm tra đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, hành vi của học sinh.
Kết thúc quá trình kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với HĐTN. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu giáo dục cấp THCS. Từ đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình giáo dục, dạy học sao cho hợp lý và đưa thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu sử dụng.
Như vậy, quản trị HĐTN của học sinh ở trường THCS là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi Hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đồng thời phát huy được vai trò của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản trị HĐTN không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý HĐTN là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. [13]