10. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố khách quan
* Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương
Mỗi địa phương có điều kiện về kinh tế và xã hội khác nhau, điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội tác động tới tổ chức trải nghiệm của nhà trường. Người Hiệu trưởng phải quan tâm đến các vấn đề như: chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương; phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa nhà trường với gia đình. Bên cạnh đó, nguồn lực xã hội như đặc điểm lao động, tình hình việc làm, sự phát triển các lĩnh vực trên địa bàn có ảnh hưởng đến quá trình nhà trường chọn chủ đề, nội dung, hình thức HĐTN.
* Văn bản pháp quy của Nhà nước, chính phủ
Số lượng văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ đưa ra các định hướng chung cho giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng thực hiện hàng năm. Các văn bản điều hành đề cập đến hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh các lứa tuổi. Đối với chính sách của từng chương trình HĐTN được phân cấp và triển khai từ Bộ đến các Sở của các địa phương, Phòng GD&ĐT, đơn vị trường các địa phương, các Luật, văn bản đều có nội dung quy định và điều chỉnh hoạt động nàycho nên chương trình HĐTN được
31
thực hiện thống nhất, đồng bộ cho nhà trường áp dụng văn bản hướng dẫn. Đối với ngành giáo dục xây dựng chính sách phát triển cho ngành về các cấp quản trị, các giáo viên và đặc biệt HS nhà trường trong trau dồi kiến thức, kỹ năng,… Đối với học sinh THCS, hoạt động trải nghiệm cần đạt yêu cầu: Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước; Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người thân; quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người; Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng; Trung thực với bản thân và người khác; Chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện… Đây là những căn cứ bản lề giúp quá trình học tập trải nghiệm thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Đây là yêu cầu đạt được của mục tiêu giáo dục trong nhà trường khi thực hiện HĐTN.
* Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho HĐTN
Để thực hiện HĐTN rất cần có cơ sở vật chất hỗ trợ. Thực tế, để diễn ra các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi phải có phương tiện, chẳng hạn trải nghiệm thăm quan di tích lịch sử phải đến địa điểm có di tích lịch sử, trải nghiệm hướng nghiệp đến nơi liên quan đến cơ sở vật chất cho nhóm nghề nghiệp (bệnh viện, nhà máy, trường học, phòng thí nghiệm…). Nguồn kinh phí thực hiện các HĐTN cần có để triển khai hoạt động như kinh phí huy động từ ngân sách nhà nước, các lực lượng xã hội (đối tác nhà trường, nhà tài trợ, phụ huynh học sinh,…), kinh phí này chi trả cho hoạt động như thuê xe, thuê cơ sở vật chất, kinh phí mua thêm các công cụ dụng cụ hỗ trợ hoạt động,… Nếu nhà trường hạn chế nguồn này làm cho HĐTN diễn ra ở hình thức nghèo nàn, vượt ra khỏi trường rất khó khăn, ngược lại, nếu nguồn kinh phí đảm bảo, giúp cho HS có cơ hội được trải nghiệm ở địa phương khác, được di chuyển như thăm quan, học tập,…giúp cho HS tham gia đông đảo, hình thức HĐTN phong phú, có thể hấp dẫn HS tham gia hoạt động này.
32
Kết luận chƣơng 1
Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS bao gồm các nội dung về Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS và Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động giáo dục, là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội.
Nội dung giáo dục HĐTN cho HS trong nhà trường THCS tập trung vào chương trình hoạt động trải nghiệm tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình giáo dục tổng thể; chương trình hoạt động trải nghiệm bảo đảm hài hoà giữa lí thuyết và thực tiễn, tính khoa học và tính sư phạm; được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận về nhân cách, giáo dục, học tập trải nghiệm; chương trình hoạt động trải nghiệm bảo đảm sự cân đối giữa hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, giữa hoạt động trong lớp và ngoài lớp, hoạt động trong nhà trường và ngoài nhà trường.
Hình thức trải nghiệm của học sinh trường THCS khá đa dạng, bao gồm như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; Hoạt động theo chủ đề Hoạt động câu lạc bộ. Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng gồm yếu tố chủ quan và khách quan. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường THCS nói chung.
33
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM SƠN,