Thực trạng quản trị kiểm tra, đánh giá HĐTN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 77)

10. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng quản trị kiểm tra, đánh giá HĐTN

Để tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh của trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát GV, NV, CBQL của trường THCS Nam Sơn, kết quả thu được ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.15. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về quản trị kiểm tra, đánh giá HĐTN tại trƣờng THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Tiêu chí Kém Yếu Trung bình Khá Tốt

Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục

tiêu, kế hoạch, Chương trình HĐTN cho học sinh THCS đã xây dựng

3 6 7 8 11 35 3,51 4

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức trong các HĐTN cho học sinh THCS theo từng đợt

4 4 10 8 9 35 3,4 6

Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN cho

học sinh THCS thông qua sự trưởng thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV và học sinh

2 4 5 7 17 35 3,94 1

Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV trong các đợt HĐTN cho học sinh THCS

3 6 8 8 10 35 3,46 5

Rút ra bài học kinh nghiệm cho công

tác quản lý hoạt động HĐTN cho

học sinh THCS 3 3 7 8

14 35 3,77 3

Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung,

PP, hình thức… tổ chức HĐTN cho

học sinh THCS cho chu kỳ sau 2 3 6 9

15 35 3,91 2

67

Nội dung “Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN cho học sinh THCS thông qua sự trưởng thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV và học sinh” đạt 3,94 điểm, xếp mức khá, mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá theo đúng yêu cầu chương trình HĐTN về năng lực của cả GV và HS, giáo viên được đánh giá qua mứcđộ đáp ứng chuyên môn, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và triển khai chủ đề được nhà trường phê duyệt, HS được đánh giá các khía cạnh như kiến thức, tâm lý, sự hứng thú cho môn học,… Xây dựng được các nội dung đánh giá HĐTN sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm.

Nội dung “Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức… tổ chức HĐTN cho học sinh THCS cho chu kỳ sau” đạt 3,91 điểm, xếp mức khá, các chương trình HĐTN đều được điều chỉnh sau khi kết thúc triển khai, tổ chuyên môn, liên môn sẽ thảo luận, bàn bạc và thay đổi như hình thức tổ chức, địa điểm, nội dung, phương pháp triển khai để khắc phục hạn chế mà HĐTN diễn ra không phù hợp với HS hoặc CSVC không đảm bảo,… thực hiện “Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động HĐTN cho học sinh THCS” đạt 3,77 điểm, xếp mức khá, việc này diễn ra khá thụ động, khi thực hiện nghiên cứu hồ sơ chúng tôi nhận thấy các trường thực hiện không đồng đều do minh chứng lưu hoạt động đánh giá còn chưa đầy đủ hàng năm.

Nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình HĐTN cho học sinh THCS đã xây dựng” đạt 3,51 điểm, xếp mức khá, xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.

Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của GV đối với việc thực hiện các mục tiêu môn học. Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét

68

việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến HĐTN,…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường.

Sau khi kiểm tra đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với HĐTN. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của từng hoạt động.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị HĐTN tại trƣờng

THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới

Bảng 2.16. Kết quảđánh giá các yếu tốảnh hƣởng đến quản trịHĐTN

tại trƣờng THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo định hƣớng chƣơng

trình giáo dục phổ thông mới Các yếu tố Mức độ ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Bình thƣờng Không ảnh hƣởng Rất không ảnh hƣởng Điểm trung bình Năng lực của CBQL trường THCS 27 77,14 6 17,14 2 5,71 0 0 0 0 4,71 Năng lực tổ chức HĐTN

của giáo viên THCS 25 71,43 7 20 3 8,57 0 0 0 0 4,63

Từ phía người học 22 62,86 9 25,71 4 11,43 0 0 0 0 4,51

Điều kiện kinh tế - xã hội

địa phương 17 48,57 8 22,86 10 28,57 0 0 0 0 4,2

Văn bản pháp quy của

Nhà nước, chính phủ 24 68,57 8 22,86 3 8,57 0 0 0 0 4,6

Điều kiện CSVC, tài chính

69

2.5.1. Yếu t ch quan

a. Năng lực của CBQL trường THCS

Kết quả khảo sát cho thấy, khả năng quản lý, tổ chức, lãnh đạo của nhà trường có ảnh hưởng nhất đến công tác quản trị HĐTN tại trường THCS Nam Sơn, có 77,14 ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng, 17,14% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 5,71% ý kiến là bình thường, điểm trung bình yếu tố đạt cao nhất là 4,71 điểm, xếp mức rất ảnh hưởng. Hiện nay có một số CBQL còn mang nặng tư duy truyền thống, thay đổi thói quen môn học khi điều chỉnh tiết học giữa lý thuyết và thực hành (thông qua HĐTN) còn hạn chế, nhất nhất phải theo chương trình truyền thống đó là hạn chế, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng này không phải là quá nhiều đến công tác quản lý HĐTN trong trường THCS Nam Sơn. GV được phỏng vấn đều khẳng định vai trò của người lãnh đạo/CBQL nhà trường trong đưa ra các quyết định, năng lực, tổ chức thực hiện chương trình HĐTN.

b. Năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên THCS

Kết quả khảo sát khả năng của người tổ chức HĐTN cho học sinh, đó là CBQL, CBGV tham gia vào chương trình HĐTN, có 71,43% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng, 20,0% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 8,57 có ý kiến là bình thường, điểm trung bình yếu tố đạt 4,63 điểm, xếp mức rất ảnh hưởng. Ngoài các hoạt động mà GV đã đóng góp cho HĐTN thì hiện nay chính sách đối với GV, cán bộ Đoàn tham gia tổ chức cho học sinh còn chưa chi tiết, rõ ràng. Bên cạnh đó năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên còn hạn chế bởi nhà trường có 2 tổ tự nhiên và xã hội, số lượng GV nữ lớn (28/35 người), điều này hạn chế khả năng tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo về phương pháp thực hiện hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cho nhà trường, phỏng vấn một GV nữ cho rằng “...chúng tôi ngoài nhiệm vụ GV, thiên chức phụ nữ làm mẹ với quãng thời gian thai sản làm cho hạn chế tham gia học tập, tập huấn, giao lưu các trường THCS trong tổ chức HĐTN do Phòng và Sở GD&ĐT tổ chức”. GV là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động và hiệu quả HĐTN của học sinh.

70

c. Từ phía người học

Yếu tố thuộc về bản thân người học đạt điểm trung bình là 4,51 điểm, xếp mức rất ảnh hưởng. Học sinh THCS luôn có nhu cầu và động cơ sáng tạo, do vậy họ cần có nhiều cơ hội trải nghiệm với sự hỗ trợ của giáo viên và các lực lượng hỗ trợ khác (bạn học trong nhóm, trong lớp, cựu học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ nhân viên trong trường…) để xây dựng được mối quan hệ tương tác đa chiều và vượt qua sức ỳ tâm lý khi tham gia các HĐTN.

2.5.2. Yếu t khách quan

a. Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương

Yếu tố “Điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương” đạt 4,2 điểm, xếp ở mức rất ảnh hưởng. Điều kiện phát triển KT-XH cho phép phát triển cơ sở hạ tầng vật chất tạo ra không gian cho HS tham gia HĐTN như sự đầu tư của địa phương dành cho khu vui chơi giải trí, giao thông thuận lợi giúp cho khả năng tiếp cận địa điểm tổ chức HĐTN tốt hơn,…do vậy ảnh hưởng đến công tác quản trị HĐTN tại nhà trường.

b. Văn bản pháp quy của Nhà nước, chính phủ

Văn bản pháp quy của Nhà nước, chính phủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp bởi đây là căn cứ pháp lý giúp cho CBQL, GV bám sát thực hiện HĐTN. Kết quả cho thấy, có 68,86% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng, 22,86% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 8,57% ý kiến là bình thường, điểm trung bình yếu tố đạt 4,6 điểm. Các chính sách của nhà nước, chính phủ chủ yếu đưa ra đường lối, chủ trương thực hiện, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề cập nhiều đến các chương trình HĐTN, quy định cho từng vùng miền, nhất là vùng khó khăn, biên giới, hải đảo còn chung chung, đối với trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh tác động ở mức độ không quá nghiêm trọng đến quá trình quản trị.

c. Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho HĐTN

Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho HĐTN có 62,68% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng, 31,43% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 5,71% ý kiến la bình thường, điểm trung bình của yếu tố đạt 4,57 điểm. Khi phỏng vấn sâu,

71

các CBQL, GV cho rằng, để HĐTN diễn ra thành công thì đòi hỏi phải có CSVC phục vụ, chẳng hạn môn học lịch sử, các em học sinh cần đến bảo tàng hoặc danh lam thắng cảnh, di tích,… nhà trường bố trí xe đưa đón, kinh phí hỗ trợ mua vé, ăn uống, nghỉ ngơi,… đều cần các nguồn lực tham gia không chỉ trích từ nguồn học phí mà huy động tiền đóng góp của phụ huynh học sinh, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… nên CSVC và tài chính là nhân tố quan trọng có tính quyết định đến công tác quản trị hiệu quả mức độ nào. CBQL khi được phỏng vấn đều nhấn mạnh vai trò của điều kiện CSVC, tài chính là yếu tố quan trọng đóng góp cho chất lượng HĐTN.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản trị HĐTN tại trƣờng THCS Nam

Sơn thành phố Bắc Ninh theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ

thông mới

2.6.1. Kết quả đạt được

- Cán bộ lãnh đạo, giáo viên và học sinh đã có nhận thức đúng về hoạt động TN;

- CBQL, GV nhà trường đều xác định được HĐTN là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục. Đây là cơ hội để HS được củng cố nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện học sinh theo chủ trương của nhà trường trong chương trình giáo dục mới.

- CBQL đã quan tâm đến HĐTN theo các chức năng đó là quản trị mục tiêu, nội dung, cách thức, biện pháp hình thức triển khai trong nhà trường.

- CBQL đã kết nối và phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường trong hoạt động trải nghiệm, dành sự quan tâm các lực lượng và tiếp tục được sự ủng hộ này.

- Đã có kế hoạch tổ chức HĐTN: Nhà trường đã có kế hoạch tổ chức và dự kiến xu hướng phát triển của các hình thức HĐTN, đưa hoạt động này đi vào nề nếp, sắp xếp có tính chuyên môn hoá, tạo sự tự giác chấp hành các chủ trương của nhà trường.

72

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong đó có HĐTN, giúp nhà trường tổ chức thành công các HĐTN cho học sinh. Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý sâu sát về chuyên môn, HĐTN được tổ chức ở các nhà trường thực sự tạo ra bước chuyển biến về chất lượng. Nếu có những biện pháp động viên, khích lệ phù hợp thì chắc chắn kết quả thu được còn cao hơn, số học sinh tham gia còn nhiều hơn.

- Đã tranh thủ được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, của UBND đến hoạt động giáo dục nói chung và HĐTN nói riêng.

- Nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức HĐTN ở nhiều môn học, liên môn khác nhau.

2.6.2. Hạn chế

- Năng lực quản lý, tổ chức HĐTN của đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên còn có những hạn chế, đặc biệt là kỹ năng tổ chức hoạt động và năng lực điều phối hoạt động của học sinh.

Học sinh thì hiếu động, áp lực vào cấp III lớn nên các em chỉ thích tham gia trải nghiệm ở những bộ môn thi vào cấp III.

Học sinh trong giai đoạn này có sự thay đổi về tâm lí nên nhiều học sinh thể hiện mình thái quá trước các bạn nhưng cũng có những học sinh ngại thể hiện, tự cô lập minh trước tập thể, ngại giao tiếp.

- Hạn chế về hình thức tổ chức HĐTN: Hình thức tổ chức HĐTN nhìn chung còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thiếu thốn.

- Kế hoạch tổ chức HĐTN còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của học sinh đối với các vấn đề liên quan, xây dựng chương trình còn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thông tin của xã hội chưa cao.

73

- Các điều kiện cho HĐTN còn chưa được đầu tư thỏađáng. Chỉ đạo và giám sát HĐTN còn chưa sát, với những bộ môn giáo viên ít kinh nghiệm, chưa chỉ dẫn cho họ cụ thể, việc giám sát, nhắc nhở còn chưa được làm thường xuyên. Trong mỗi hoạt động việc kiểm tra còn mang tính hình thức.

Hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa đồng bộ còn có một số nội dung chưa được tiến hành thường xuyên. Tổ chức, quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.

3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức của một bộ phận giáo viên về vai trò và ý nghĩa của HĐTN trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho HS chưa sâu sắc. Vì vậy, vẫn còn những học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN.

Một số GV còn chưa được tham gia các chương trình tập huấn về chương trình HĐTN, kinh nghiệm tổ chức và triển khai còn hạn chế.

Áp lực thực hiện nội dung chương trình GD chính khóa cao, dẫn đến ngại tổ chức HĐTN.

Cơ chế kiểm tra, đánh giá chưa tạo động lực cho hoạt động, chưa có chế tài xử lý nếu không tổ chức hoạt động.

74

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, điều tra khảo sát, phỏng vấn, xử lý các số liệu ở trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh, thông qua các đối tượng là CBQL, GV, HS và các lực lượng xã hội khác có ảnh hưởng tới công tác tổ chức và quản lý HĐTN cho học sinh, tác giả nhận thấy: Trường THCS Nam Sơn đã tổ chức được HĐTN theo một số hình thức và nội dung nhất định. Trong quản trị đã tiến hành quản trị mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp và kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm của nhà trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động GD trong nhà trường, HĐTN tại trường vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; nội dung và hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh còn nghèo nàn, đơn điệu. Việc quản lý hoạt động HĐTN của đội ngũ CB, GV còn chưa đi vào nề nếp và có chiều sâu, chưa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)