Thực trạng về kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 65)

10. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng về kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS

Như vậy có thể thấy, đối với học sinh THCS Nam Sơn thích hợp với hình thức tổ chức HĐTN như tham quan, dã ngoại; Tổ chức các cuộc thi; Tổ chức trò chơi, đây là những căn cứ quan trọng giúp Hiệu trưởng trường có biện pháp xây dựng kế hoạch chương trình, nguồn lực, chất lượng giáo viên gắn với hiệu quả triển khai thực tiễn.

2.3.4. Thực trạng về kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Nhằm tìm hiểu về thực trạng kết quả các hình thức HĐTN đã triển khai tại trường THCS Nam Sơn, tác giả đã khảo sát đánh giá của CBQL, giáo viên về kết quả các hình thức HĐTN đã triển khai trong nhà trường, cụ thể như sau:

55

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả HĐTN cho học sinh trƣờng THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

TT Kết quả thực hiện Rất không hiệu quả Không hiệu quả Trung bình Hiệu quả Rất hiệu quả Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc

Hiệu quả 1 Sinh hoạt

tập thể 0 0 11 19 5 35 3,83 5

Hiệu quả 2 Tổ chức

câu lạc bộ 0 0 7 11 17 35 4,29 2

Hiệu quả 3 Tổ chức các

sự kiện 2 7 10 12 4 35 3,26 6

Hiệu quả 4 Hoạt động

chiến dịch 4 6 12 13 0 35 2,97 8

Hiệu quả 5 Tổ chức các

trò chơi 0 0 10 17 8 35 3,94 4

Hiệu quả 6 Tổ chức các

cuộc thi 0 0 7 12 16 35 4,26 3

Hiệu quả 7 Giao lưu

lớp trường 3 8 11 8 5 35 3,11 7

Hiệu quả 8 Tham quan

dã ngoại 0 0 6 9 20 35 4,4 1

Điểm trung bình chung 3,76

Kết quả bảng trên cho thấy:

- HĐTN bằng các hình thức như: Tham quan dã ngoại (đạt 4,4 điểm, rất hiệu quả); Tổ chức câu lạc bộ (đạt 4.29 điểm, rất hiệu quả); Tổ chức các cuộc thi (4,26 điểm, rất hiệu quả); tổ chức trò chơi (3.67 điểm, hiệu quả) đã cho kết quả

56

tốt bởi vì: đối với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đi tham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia HĐTN các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em... HĐTN với hình thức “tổ chức các trò chơi” có tính tổng hợp, đạt điểm trung bình là 3,94 điểm, hiệu quả hình thức “sinh hoạt tập thể” đạt 3,83 điểm, cho thấy hình thức này thầy cô trả lời có hiệu quả. Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức HĐTN thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục cao.

- Các hình thức như tổ chức sự kiện (đạt 3.26 điểm, đạt mức trung bình), giao lưu lớp trường (đạt 3.11 điểm, đạt mức trung bình), và tổ chức họa động chiến dịch (đạt 2,97 điểm, đạt mức trung bình), cả ba hình thức này không hiệu quả vì: Với những hình thức này thì những em có học lực yếu, trung bình và những em nhút nhát sẽ tự ti không có hứng thú tham gia do đó hiệu quả giáo dục thu được là không cao. Bên cạnh đó, học sinh THCS còn chưa va chạm nhiều với môi trường công nghệ nên tổ chức HĐTN với hai hình thức này không mang lại hiệu quả tốt.

Qua khảo sát cho biết một số GV trong các trường THCS Nam Sơn còn chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, nhất là vấn đề khoa học công nghệ, nhân quyền giáo dục, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức HĐTN còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay.

57

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của Học sinh về hiệu quả HĐTN tại trƣờng THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

TT Kết quả thực hiện Rất không hiệu quả Không hiệu quả Trung bình Hiệu quả Rất hiệu quả Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc

Hiệu quả 1 Sinh hoạt

tập thể 13 34 64 84 125 320 3,86 5

Hiệu quả 2 Tổ chức

câu lạc bộ 0 18 54 75 173 320 4,26 2

Hiệu quả 3 Tổ chức các

sự kiện 15 33 71 92 109 320 3,77 6

Hiệu quả 4 Hoạt động

chiến dịch 21 43 84 84 88 320 3,55 8

Hiệu quả 5 Tổ chức các

trò chơi 14 35 68 54 149 320 3,9 4

Hiệu quả 6 Tổ chức các

cuộc thi 6 24 71 72 147 320 4,03 3

Hiệu quả 7 Giao lưu

lớp trường 15 35 86 66 118 320 3,74 7

Hiệu quả 8 Tham quan

dã ngoại 0 16 50 70 184 320 4,32 1

Điểm trung bình chung 3,92

Kết quả đánh giá của học sinh trường THCS Nam Sơn về hiệu quả HĐTN được phản ánh rất rõ, HS đánh giá hình thức “tham quan dã ngoại” đạt 4,32 điểm, “tổ chức các câu lạc bộ” đạt 4,26 điểm và đều xếp ở mức rất hiệu quả. Khi phỏng vấn sâu học sinh cho rằng, bản thân HS được củng cố kiến thức, tham gia vui chơi vận động ở địa điểm ngoài trường làm cho bản thân

58

cảm thấy hứng khởi, vui vẻ, thay đổi môi trường học tập tăng khả năng thực hành và phát huy được khả năng khi tham gia hoạt động tổ, nhóm đội.

Biểu đồ 2.5: Kết quả đánh giá điểm trung bình của CBQL, GV và HS vềcác hiệu quả các hình thức HĐTN tại trƣờng THCS Nam Sơn,

thành phố Bắc Ninh

Từquan điểm của CBQL, GV về các hình thức HĐTN trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức HĐTN đã có sự thống nhất với quan điểm đánh giá của học sinh. Bên cạnh đó một số hình thức, hiệu quả hoạt động còn chưa hiệu quả, nguyên nhân là do nguồn lực có hạn, nhà trường chỉ thực hiện tổ chức HĐTN mang tính chất đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới CBGV trường THCS Nam Sơn cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn nữa nhằm khi thực hiện mỗi hình thức HĐTN đều mang lại hiệu quả cao cho học

59

sinh, bên cạnh đó đan xen hình thức làm cho chương trình HĐTN nói chung được khẳng định tầm quan trọng cho HS nhà trường.

2.4. Thực trạng quản trị hoạt động trải nghiệm tại trƣờng trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

2.4.1. Thc trng qun tr mc tiêu ca HĐTN

Xây dựng mục tiêu cho HĐTN tại nhà trường rất quan trọng, mục tiêu sẽ là các công việc cụ thể cần đạt của chương trình HĐTN nhằm dẫn dắt người thực hiện và người được thực hiện đạt mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh THCS. Chính vì vậy, nhà trường đã xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có HĐTN là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý tại mỗi nhà trường. Xây dựng kế hoạch HĐTN, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ mỗi năm học, điều kiện thực hiện của nhà trường, vì đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch HĐTN một cách khoa học và có chất lượng, hiệu quả. Trong thực tế việc xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh trường THCS Nam Sơn còn chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 35 CBQL và GV của nhà trường, kết quả điểm trung bình đạt 3,66 điểm, cụ thể như sau:

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá quản trị mục tiêu của hoạt động trải nghiệm tại trƣờng THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Mục tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%) Điểm trung bình Ý nghĩa Rất không hợp lý 2 5,71 3,66 Không hợp lý 5 14,29 Bình thường 7 20 Khá Hợp lý 10 28,57 Rất hợp lý 11 31,43 Tổng 35 100

60

Qua khảo sát về quản trị mục tiêu của hoạt động trải nghiệm tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh đạt 3,31 điểm, xếp mức trung bình, trong đó ý kiến “rất hợp lý” chiếm 31,43%, ý kiến “hợp lý” chiếm 28,57%, ý kiến “bình thường” chiếm 20%, ý kiến “không hợp lý” chiếm 14,29% và “rất không hợp lý” chiếm 5,71%. Điểm trung bình chung mặc dù đạt 3,66 điểm xếp mức khá, nhưng thực sự điểm này chưa phải là ngưỡng cao. Nguyên nhân của tình trạng này khi được phỏng vấn sâu xảy ra các ý kiến của GV “mục tiêu HĐTN được các giảng viên, bộ môn xây dựng và gửi về nhà trường theo từng môn học, từng chủ điểm mà Phòng GD&ĐT yêu cầu, nhà trường không đưa ra mục tiêu chung của trường, mà bám sát mục tiêu của Phòng làm chúng tôi khó bám sát nhà trường, bản thân giáo viên theo tinh thần chỉ đạo văn bản bám sát, đề nghị nhà trường xây dựng mục tiêu chung HĐTN cho rõ ràng, chúng tôi có định hướng của cả nhà trường kết hợp với Phòng GD&ĐT”. Khi thực hiện phỏng vấn CBQL nhà trường có ý kiến “HĐTN được diễn ra hàng năm, nhà trường chỉ bám sát yêu cầu của Sở, Phòng GD&ĐT triển khai, xây dựng chủ điểm bám theo văn bản quy định của Phòng và thông qua các cuộc họp của GV, TCM chúng tôi cho triển khai ngay theo từng lớp học, từng khóa trong trường, mục tiêu chung chưa xây dựng riêng cho nhà trường”. Như vậy có thể thấy trong thời gian tới nhà trường cần tách bạch mục tiêu của Phòng GD&ĐT riêng, nhà trường riêng để GV có định hướng trong thiết kế, lên kế hoạch thực hiện HĐTN sao cho có hiệu quả, từ nội dung, hình thức, phương pháp, bố trí nguồn lực thực hiện, quan trọng nhất là tạo cho HS sự hứng thú tham gia và bản thân các em được phát triển một cách toàn diện.

2.4.2. Thc trng qun tr nội dung HĐTN

Để HĐTN của học sinh đạt hiệu quả cao, quản trị nội dung là rất quan trọng, trong đó để triển khai nội dung HĐTN có hiệu quả rất cần việc tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng trong trường. Kết quả đánh giá về quản trị nội dung HĐTN tại trường THCS Nam Sơn như sau:

61

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về quản trị nội dung HĐTN tại trƣờng THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Tiêu chí Kém Yếu Trung

bình Khá Tốt Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Thứ bậc

Chỉ đạo thực hiện nội dung

HĐTN theo chủ đề môn học 2 4 5 8 16 35 3,91 5

Chỉ đạo thực hiện nội dung

HĐTN theo chủ đề liên môn 0 2 3 8 22 35 4,43 1

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề tích hợp các nội dung giáo dục

0 2 6 9 18 35 4,23 2

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống.

2 5 5 9 14 35 3,8 6

Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN

theo chủ đề rèn luyện KNS 4 6 6 8 11 35 3,46 11

Chỉ đạo thực hiện nội dung

HĐTN theo chủ đề xã hội 4 5 6 7 13 35 3,57 10

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức HĐTN

1 3 5 7 19 35 4,14 4

Phối hợp các lực lượng giáo

dục trong tổ chức HĐTN 4 7 7 7 10 35 3,34 12

Đa dạng hóa các hình thức tổ

chức HĐTN 2 4 8 9 12 35 3,71 8

Chỉ đạo tăng cường các điều

kiện đáp ứng yêu cầu HĐTN 3 3 8 9 12 35 3,69 9

Chỉ đạo giáo viên xây dựng tiêu

chuẩn đánh giá kết quả HĐTN 0 3 6 7 19 35 4,2 3

Các nội dung khác 2 4 8 7 14 35 3,77 7

62

Qua đánh giá kết quả của CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo đạt mức thường xuyên, các tiêu chí nằm trong khoảng điểm từ 3,34-4,43 điểm, trong đó tiêu chí “Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề liên môn” đạt 4,43 điểm, tiêu chí “Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề tích hợp các nội dung giáo dục” đạt 4,23 điểm, tiêu chí “Chỉ đạo giáo viên xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả HĐTN” đạt 4,2 điểm, cho thấy Hiệu trưởng nhà trường đã chủ động trong chỉ đạo các HĐTN nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho học sinh. Thông qua các cuộc họp hội đồng bộ môn, liên môn, các kế hoạch về chương trình HĐTN gắn nội dung, địa điểm, hình thức, cách thức thực hiện được xây dựng cụ thể, gắn với hoạt động giáo dục và nhiệm vụ của giáo viên.

Hàng năm vào các đầu năm học, Hiệu trưởng nêu kế hoạch, đường hướng thực hiện HĐTN cho học sinh. Hiệu trưởng và CBQL thông qua chủ đề, chương trình của năm sao cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của bộ, sở, ngành, nhà trường và phù hợp với năng lực của học sinh cũng như vào thời gian phù hợp. Hiệu trưởng và CBQL sẽ tổng hợp các bản kế hoạch đó (các HĐTN trong một năm, một tháng, một học kì ở các bộ môn không, liên môn được trùng hợp về mặt thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất của HĐTN) và dán công khai ngay tại phòng hội đồng của nhà trường, đồng thời nhà trường đưa HĐTN vào kế hoạch chuyên môn hàng tháng.

Hiệu trưởng và CBQL nhà trường chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh; địa phương, cá nhân và các tổ chức khác trong xã hội để kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả của HĐTN tại nhà trường.

Hiệu trưởng và CBQL chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn duyệt kế hoạch chi tiết tổ chức HĐTN cho học sinh của bộ môn, liên môn trong trường. Kế hoạch đó được thông qua trong buổi họp hội đồng của nhà trường để toàn thể

63

giáo viên nắm được cũng như phân công nhiệm vụ đối với giáo viên nhà trường. Đối với các hoạt động trải nghiệm như tham quan, học hỏi hay chuyên đề nói chuyện nhà trường phải chủ động chuẩn bị trước đó 1 tuần còn đối với các HĐTN khác như: cuộc thi tổng hợp kiến thức, liên môn, ngoại khóa sử dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học,... nhà trường yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn triển khai trước khi tổ chức 3 tuần để HS, GV chủ động. Trước khi tổ chức 1 tuần phải chương trình tổng duyệt để đảm bảo HĐTN đạt kết quả cao.

Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh giá còn thấp như: “Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề rèn luyện KNS”, đạt 3,46 điểm, do đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS không còn quá nhỏ, nội dung này không phải là nội dung trọng điểm của chương trình HĐTN nên CBQL đưa từng phần, từng nội dung lồng ghép trong HĐTN. Tiêu chí “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN” đạt 3.34 điểm, xếp ở mức trung bình. Mặc dù các trường đã có sự phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong ngành giáo dục nhưng chưa thực sự mạnh và trở thành một hoạt động trụ cột. CBQL khi phỏng vấn đều cho biết để hoạt động trải nghiệm diễn ra thành công cần các lực lượng trong xã hội động viên, tham gia như các tổ chức, doanh nghiệp vừa là nhà tài trợ vừa là người đồng hành cùng nhà trường, GV và HS.

Dựa vào kết quả khảo sát nêu trên cho thấy các nội dung chỉ đạo chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức cho tổ chức HĐTN, hiệu quả HĐTN chưa thực sự lớn.

2.4.3. Thc trng qun tr hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản trị hình thức và phương pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)