Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 39 - 41)

10. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

* Năng lựccủa CBQL trường THCS

Hiệu trưởng là người có vai trò quan trọng quá trình quản trị và lãnh đạo nhà trường phát triển. Nhà trường đưa ra các mục tiêu, kế hoạch nhiệm vụ cho HĐTN của mình là một phần quyết định quan trọng trong quá trình quản trị

29

HĐTN của trường. Năng lực của CBQL (Hiệu trưởng) là nhân tố có tác động trực tiếp đến công tác quản trị HĐTN của trường, nếu bản thân người hiệu trưởng thể hiện sự quyết đoán, khả năng cầu tiến giúp cho chương trình HĐTN diễn ra thuận lơi, bản thân người hiệu trưởng luôn có biện pháp có thể tiếp cận và làm cho HĐTN phát triển cho từng HS. Bên cạnh đó, năng lực của người hiệu trưởng còn thể hiện được chức năng của nhà quản trị về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm của nhà trường trong từng năm học, từng giai đoạn phát triển phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức và biện pháp triển khai của nhà trường.

* Năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên THCS

Lực lượng giáo viên THCS là người trực tiếp triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua môn học, bộ môn mình phụ trách. Chất lượng nguồn GV là điều kiện quan trọng đánh giá năng lực tổ chức HĐTN cho học sinh THCS có đạt hiệu quả ở mức nào, năng lực này có thể được bồi dưỡng thông qua việc hiệu trưởng cử đi tham gia chương trình tập huấn HĐTN theo chương trình của Bộ, Sở GD&ĐT. Bên cạnh đó, bản thân GV là người hoàn toàn chủ động, biết phối hợp các hình thức, nội dung, biện pháp của từng HĐTN với từng lứa tuổi THCS. Một số kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, sự năng động, sáng tạo và tâm huyết. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

* Từ phía người học

Bản thân học sinh THCS luôn luôn có động cơ sáng tạo, bày tỏ quan điểm cá nhân, khi gắn với HĐTN học sinh có nhiều cơ hội thể hiện, tuy nhiên mức độ biểu hiện từng HS với các chương trình HĐTN khác nhau. Chính vì vậy, bản thân người học phải chủ động, sáng tạo trong HĐTN dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các lực lượng hỗ trợ khác (bạn học trong nhóm, trong lớp, cựu học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ nhân viên trong trường…) để xây dựng

30

được mối quan hệ tương tác đa chiều và vượt qua sức ỳ tâm lý khi tham gia các HĐTN. Thái độ và phương pháp học tập của học có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng, hiệu quả quản trịHĐTN. Do đó, nhà trường và GV luôn biết quan sát và học hỏi, quan sát tinh tế và có hiệu quả; có tinh thần nghiêm túc, cẩn thận suy xét tới cùng; dám tuyên chiến với uy quyền lạc hậu, hoài nghi và bồi dưỡng cho mình khả năng giải quyết những hoài nghi do mình đặt ra; Luôn rèn khả năng tư duy và tưởng tượng sáng tạo. Mỗi năm học đưa ra chủ đề HĐTN cụ thể, có kế hoạch và định hướng nhu cầu đồng thời hiểu tâm lý HS để kết quả HĐTN thực sự có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)