Chương trình giáo dục phổ thông mới và hoạt động trải nghiệ mở cấp THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 27 - 29)

10. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới và hoạt động trải nghiệ mở cấp THCS

cp THCS

a. Chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo cách tiếp cận mới hiện nay, giáo dục không chỉ để truyền thụ kiến thức mà giúp học sinh hoàn thành các công việc, biết giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống do biết vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở trong các nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục.

Chương trình mới cũng khắc phục hạn chế trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng cách phân biệt rõ hai giai đoạn: “giáo dục cơ bản” (từ lớp 1 đến 9) và “giáo dục định hướng nghề nghiệp”(từ lớp 10 đến 12).

Đối với chương trình giáo dục cơ bản, chương trình lồng ghép nội dung liên quan của một số môn học hiện nay để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục. Chương trình đồng thời thiết kế một số môn học như Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất hay Hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Trong Chương trình mới có 2 loại hoạt động giáo dục chính là: Dạy học các môn và các hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài giờ học. Qua quá trình tiếp cận và học tập thực hành ngoài thực tiễn, HĐTN đã định hướng người học theo cách tiếp cận không giống nhau, mục đích đạt được tri thức và chỉ có học đi đôi với thực hành mới bao hàm đầy đủ. [1]

17

b. Hoạt động trải nghiệm ở cấp THCS

HĐTN là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với các hoạt động dạy học trong nhà trường. HĐTN là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động được luyện tập thực tế, việc làm cụ thể và hành động của học sinh. HĐTN là HĐGD có tổ chức và mục đích rõ ràng ở ngoài hoặc trong nhà trường, nhằm nâng cao hiểu biết và khám phá khả năng tiềm ẩn của mỗi HS, làm cho HS tự lập, định hướng và quan tâm đến cộng đồng của mình.

Thông qua quá trình được tham gia vào các HĐTN, học sinh sẽ phát huy vai trò là chủ thể, tính tích cực, chủ động, sáng tạo và sáng tạo của bản thân. Học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Học sinh được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,…

HĐTN sẽ hình thành và phát triển cho HS những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐTN chủ yếu mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân.

HĐTN có nội dung phong phú, đa dạng có tính tổng hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều môn học như giáo dục trí tuệ, đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống, thể chất, lao động, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội,… Những nội dung này rất thiết thực và gần gũi với thực tế, điều này giúp học sinh vận dụng kiến thức tốt hơn trong đời sống. HĐTN được tổ chức theo các quy mô khác nhau với hình thưc như: nhóm, lớp, khối lớp, trường hoặc liên trường.

18

Như vậy, chúng tôi cho rằng: Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS là hoạt động giáo dục theo sự dẫn dắt của nhà giáo dục, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, khả năng bản thân của học sinh THCS và những phẩm chất, nhân cách nhằm phát huy tiềm năng, giá trị sáng tạo của học sinh THCS. [6]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)