Thực trạng quản trị mục tiêu của HĐTN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 70 - 71)

10. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản trị mục tiêu của HĐTN

Xây dựng mục tiêu cho HĐTN tại nhà trường rất quan trọng, mục tiêu sẽ là các công việc cụ thể cần đạt của chương trình HĐTN nhằm dẫn dắt người thực hiện và người được thực hiện đạt mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh THCS. Chính vì vậy, nhà trường đã xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có HĐTN là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý tại mỗi nhà trường. Xây dựng kế hoạch HĐTN, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ mỗi năm học, điều kiện thực hiện của nhà trường, vì đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch HĐTN một cách khoa học và có chất lượng, hiệu quả. Trong thực tế việc xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh trường THCS Nam Sơn còn chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 35 CBQL và GV của nhà trường, kết quả điểm trung bình đạt 3,66 điểm, cụ thể như sau:

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá quản trị mục tiêu của hoạt động trải nghiệm tại trƣờng THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Mục tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%) Điểm trung bình Ý nghĩa Rất không hợp lý 2 5,71 3,66 Không hợp lý 5 14,29 Bình thường 7 20 Khá Hợp lý 10 28,57 Rất hợp lý 11 31,43 Tổng 35 100

60

Qua khảo sát về quản trị mục tiêu của hoạt động trải nghiệm tại trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh đạt 3,31 điểm, xếp mức trung bình, trong đó ý kiến “rất hợp lý” chiếm 31,43%, ý kiến “hợp lý” chiếm 28,57%, ý kiến “bình thường” chiếm 20%, ý kiến “không hợp lý” chiếm 14,29% và “rất không hợp lý” chiếm 5,71%. Điểm trung bình chung mặc dù đạt 3,66 điểm xếp mức khá, nhưng thực sự điểm này chưa phải là ngưỡng cao. Nguyên nhân của tình trạng này khi được phỏng vấn sâu xảy ra các ý kiến của GV “mục tiêu HĐTN được các giảng viên, bộ môn xây dựng và gửi về nhà trường theo từng môn học, từng chủ điểm mà Phòng GD&ĐT yêu cầu, nhà trường không đưa ra mục tiêu chung của trường, mà bám sát mục tiêu của Phòng làm chúng tôi khó bám sát nhà trường, bản thân giáo viên theo tinh thần chỉ đạo văn bản bám sát, đề nghị nhà trường xây dựng mục tiêu chung HĐTN cho rõ ràng, chúng tôi có định hướng của cả nhà trường kết hợp với Phòng GD&ĐT”. Khi thực hiện phỏng vấn CBQL nhà trường có ý kiến “HĐTN được diễn ra hàng năm, nhà trường chỉ bám sát yêu cầu của Sở, Phòng GD&ĐT triển khai, xây dựng chủ điểm bám theo văn bản quy định của Phòng và thông qua các cuộc họp của GV, TCM chúng tôi cho triển khai ngay theo từng lớp học, từng khóa trong trường, mục tiêu chung chưa xây dựng riêng cho nhà trường”. Như vậy có thể thấy trong thời gian tới nhà trường cần tách bạch mục tiêu của Phòng GD&ĐT riêng, nhà trường riêng để GV có định hướng trong thiết kế, lên kế hoạch thực hiện HĐTN sao cho có hiệu quả, từ nội dung, hình thức, phương pháp, bố trí nguồn lực thực hiện, quan trọng nhất là tạo cho HS sự hứng thú tham gia và bản thân các em được phát triển một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)