Nội dung, yêu cầu và phương pháp HĐTN ở cấp THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 30 - 33)

10. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Nội dung, yêu cầu và phương pháp HĐTN ở cấp THCS

a. Nội dung

Nội dung của HĐTN gồm phát triển cá nhân, xã hội, cộng đồng, lao động và hướng nghiệp, các nội dung này được thực hiện thông qua bốn loại hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ.

Ở cấp THCS, nội dung tập trung chủ yếu vào nội dung về xã hội, cộng đồng, và cuối cấp được học tập hướng nghiệp, các hoạt động liên quan đến lao động nhằm rèn luyện sức khỏe được diễn ra đều đặn.[dẫn theo 11]

b. Yêu cầu

* Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

- Sống yêu thương: HS biết thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống…

- Sống tự chủ: là sống với lòng tự trọng, luôn tự lực, vượt khó khăn, trung thực và biết hoàn thiệnbản thân.

- Sống trách nhiệm: quan tâm đến sự phát triển hoàn thiện bản thân, biết tham gia hoạt động chung của cộng đồng, đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển của cộng đồng, đất nước, nhân loại, môi trường tự nhiên, tuân thủ, chấp hành kỷ cương, quy định, hiến pháp và pháp luật, sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội.

20

* Yêu cầu cần đạt về năng lực chung

- Năng lực tự học: là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợkhi gặp khó khăn trong học tập; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề, thiết lập không gian vấn đề, xác định được các phương pháp khác nhau từ đó lựa chọn và đánh giá được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần thiết.

- Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện, cảm thụ cái đẹp, thể hiện được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, sản phẩm… và biết sáng tạo cái đẹp. - Năng lực thể chất: biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần và có khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường;.

- Năng lực giao tiếp: là khả năng lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao tiếp để đạt được mục đích và mang lại sự thỏa mãn cho các bên tham gia giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều người để giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

- Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công cụ toán học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.

- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm… để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực, hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thông trên môi trường mạng một cách có văn hóa.

Chương trình HĐTN ở trường THPT được phân cấp rõ ràng, với trung học cơ sở (THCS) chú trọng nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo.

21

Những hoạt động của HS tùy thuộc điều kiện của địa phương và nhà trường, khối lớp để có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Các hoạt động ngoài hệ thống các môn học (ngoài nhà trường) là những hoạt động giáo dục nhằm giúp học sinh trải nghiệm thực tiễn vận dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra hoặc rèn luyện kĩ năng sống, phẩm chất đạo đức của người công dân.

c. Phương pháp HĐTNở cấp trung học cơ sở

HĐTN ngoài giờ học có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động.

HĐTN ngoài giờ học được tổ chức dưới nhiều hình thức như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội,...

Hoạt động câu lạc bộ (văn hóa nghệ thuật, hội thanh niên, thểthao…) Hoạt động tình nguyện (chia sẻ, quan tâm tới hàng xóm láng giềng…) Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin và phát triển tương lai…) Những hoạt động trên tùy thuộc điều kiện của địa phương và nhà trường. Khối lớp để có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. [14]

22

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)