Quản trị nội dung HĐTN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 34 - 35)

10. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Quản trị nội dung HĐTN

Nội dung, chương trình HĐTN ngoài giờ học được ban tư vấn thiết kế phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh từng khối lớp. Do vậy mà người Hiệu trưởng cần quản trị nội dung HĐTN như sau:

24

- Chương trình HĐTN tuân thủquy định cơ bản của Chương trình giáo dục tổng thể: mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, kế hoạch, định hướng, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình hoạt động trải nghiệm ở cấp học THCS.

- Chương trình hoạt động trải nghiệm bảo đảm hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, tính khoa học và tính sư phạm: các vấn đề lý luận về nhân cách, HĐTN; ưu nhược điểm của HĐTN;kinh nghiệm trong thực hiện HĐTN…

- Chương trình hoạt động trải nghiệm bảo đảm sự cân đối giữa cá nhân và tập thể, giữa trong lớp và ngoài lớp, trong nhà trường và ngoài nhà trường. Nội dung bao gồm triển khai các nhiệm vụ của cá nhân, nhóm, tập thể,... tạo cơ hội để học sinh có cơ hội được thể hiện và khẳng định mình.

- Hoạt động phát triển cá nhân: Hoạt động tìm hiểu/khám phá bản thân; Hoạt động rèn luyện nền nếp, thói quen; tính tuân thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó; Hoạt động phát triển các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội.

- Hoạt động lao động: hoạt động lao động ở nhà, hoạt động lao động ở trường, hoạt động lao động tại địa phương.

- Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng: Hoạt động giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức; Hoạt động giáo dục văn hoá, hữu nghị và hợp tác; Hoạt động tìm hiểu phong cảnh, di tích văn hoá - lịch sử của địa phương và đất nước; Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội.

- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Hoạt động tìm hiểu một số phẩm chất và năng lực của nghề/nhóm nghề gần gũi. [13]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)