10. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
* Mục tiêu biện pháp
Huy động các nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực công nghệ thông tin là những điều kiện đảm bảo cho chất lượng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh ở trường THCS Nam Sơn. Hiệu trưởng cần có những biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn lực trong và ngoài trường phục vụ cho thực hiện nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong phạm vi nhà trường và ngoài phạm vi nhà trường.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn trường và giáo viên trong cùng khối lớp, tổng phụ trách Đội để thảo luận thống nhất nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động của khối và kế hoạch hoạt động của từng lớp.
- Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ Đoàn, cán bộ Đội bám sát nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ của Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp trong toàn năm, theo khối lớp. Đặc biệt là kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, hoạt động trải nghiệm tự giáo dục, tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh THCS theo các chủ đề sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp đầu tuần, cuối tuần, các chủ đề hoạt động trải nghiệm ngoài trường.
- Hiệu trưởng, cán bộ quản lý nhà trường chỉ đạo giáo viên, Tổng phụ trách Đoàn - Đội chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà tài trợ, các điểm văn hóa du lịch để triển khai huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn lực thông tin phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của học sinh trường THCS Nam Sơn.
- Hiệu trưởng khuyến khích Tổng phụ trách Đoàn - Đội chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ngoài trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo các chủ đề giáo dục: Em làm kế hoạch nhỏ; bảo
82
vệ môi trường; Phòng chống dịch bệnh; Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên rừng; Đảm bảo an toàn giao thông; Tuyên truyền về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình…
- Hiệu trưởng tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh như, thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông; Bảo vệ môi trường,… Bằng hình thức sân khấu hóa, đối thoại, xem video… trong đó có sự tham gia trực tiếp của học sinh và bày tỏ chính kiến của mình về những nội dung được trải nghiệm trong thực tiễn.
- Nhà trường cần coi trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GVCN và thực hiện một cách thường xuyên các đợt bồi dưỡng theo chu kỳ của ngành. Động viên GVCN tham gia một cách đầy đủ, có chất lượng.
- Hiệu trưởng phổ biến, chỉ đạo GVCN đánh giá xếp loại thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế cũng như xếp loại phẩm chất theo đúng thông tư 22/BGD và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Phòng Giáo dục - Đào tạo.
- Đội ngũ GVCN là một lực lượng nòng cốt trong công tác tổ chức hoạt động TNST theo chủ đề giáo dục cho HS. GVCN là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động ở lớp mình phụ trách. Đồng thời là người phối hợp các lực lượng GD tham gia vào việc thực hiện chương trình HĐTN. GVBM có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động có nội dung gắn với nội dung của môn mình giảng dạy, tham gia vào việc thiết kế nội dung hoạt động hoặc trực tiếp cùng hoạt động với HS ở môn mình dạy hoặc tham gia vào các hoạt động khác với tư cách là nhà cố vấn hoặc tư vấn.
- Xây dựng môi trường giáo dục có tổ chức trong nhà trường nhằm giúp học sinh có môi trường học tập lành mạnh, an toàn, cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Tạo điều kiện cho GVBM, GVCN, các tổ chức Đoàn, các tổ chức xã hội tiếp cận, tổ chức
83
được nhiều hoạt động trải nghiệm, giúp các em rèn luyện và phát triển những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, có hành vi thói quen giao tiếp, ứng xử tích cực với mọi người xung quanh, tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh.
CMHS cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc tư vấn về nội dung hoạt động hoặc hỗ trợ về vật chất.
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Công đoàn… có nhiệm vụ giúp đỡ, động viên các thành viên của mình tích cực thực hiện tốt kế hoạch mà nhà trường đã xây dựng.
Như vậy, có nhiều lực lượng tham gia tổ chức HĐTN cho HS với những nhiệm vụ cụ thể. Vì thế đòi hỏi phải có cơ chế phối hợp có hiệu quả thì mới đảm bảo cho việc thực hiện chương trình HĐTN thành công.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, cha mẹ học sinh, các lực lượng tham gia cần phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh, từ đó có thái độ tích cực trong hoạt động phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Tổng phụ trách Đội phải có kỹ năng thuyết phục các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và kinh nghiệm để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và tạo điều kiện về thời khóa biểu, thời gian sinh hoạt dưới cờ và các hoạt động trải nghiệm thực tiễn về cơ sở vật chất, phương tiện, lựa chọn địa điểm, tài chính… để hoạt động trải nghiệm của học sinh được thuận lợi và đạt hiệu quả.
- Do ảnh hưởng bởi nguyên tắc thu chi tài chính nên kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm rất hạn chế nên để hoạt động thành công cần có được
84
sự hỗ trợ từ phía Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp tại địa phương.