10. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS Nam Sơn
* Mục tiêu biện pháp
Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS Nam Sơn, giúp giáo viên tăng cường kiến thức, kỹ năng về xác định tên chủ đề hoạt động; xây dựng kế hoạch; kịch bản cho hoạt động; xác lập quy trình tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động đồng thời huy động các nguồn lực để triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách hiệu quả.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi Hiệu trưởng phải tiến hành đánh giá, tự đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường, từ đó xác định yêu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường về hoạt động trải nghiệm.
Hiệu trưởng chủ động tạo ra được môi trường lành mạnh để giáo viên, cán bộ quản lý tự giác thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thiện năng lực.
Hiệu trưởng cần quan tâm bồi dưỡng các kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THCS và điều kiện của nhà trường.
Bồi dưỡng cho giáo viên xác định đúng mục tiêu của hoạt động theo từng khối lớp của cấp THCS, từ đó xác định chủ đề và nội dung trải nghiệm phù hợp. Bồi dưỡng kỹ năng thiết kế kịch bản hoạt động sao cho thể hiện được các hoạt động rèn luyện trải nghiệm của học sinh theo quy trình xác định, đồng thời thể hiện rõ các lực lượng tham gia phối hợp để thực hiện hoạt động, sản phẩm mà học sinh cần đạt được sau khi kết thúc hoạt động.
85
Để gia tăng hiệu quả học tập cho HS trong hoạt động trải nghiệm, cần bồi dưỡng cho mỗi GV nắm rõ các nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hiểu rõ hơn về nhu cầu và đặc điểm tâm lý học sinh để có biện pháp thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động. Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên để giáo viên triển khai các hoạt động mang tính chuyên nghiệp.
Để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS đạt hiệu quả, nhà trường cần có đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực vững vàng, có uy tín với đồng nghiệp, với học sinh và nhân dân địa phương, đặc biệt là phải có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Để có nguồn nhân lực này thì nhà trường phải chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng. Một trong những cách thức bồi dưỡng nguồn nhân lực là:
Có thể mời báo cáo viên triển khai cho các GV. Sau đó, chính họ lại tiếp tục nhân lên cho các GV khác. Công tác tập huấn được tổ chức dưới hình thức:
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THCS Nam Sơn.
- Cung cấp tài liệu tham khảo về hoạt động trải nghiệm của học sinh trường THCS Nam Sơn.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo mời cán bộ, giáo viên tham gia các hội thảo, tập huấn để học hỏi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
- Giao lưu học hỏi các mô hình tốt.
- Tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng theo hướng cầm tay chỉ việc tại chỗ có thể ở tại trường hoặc hình thức dã ngoại.
- Mạnh dạn giao nhiệm vụ có sự giám sát kiểm tra.
- Dạy một số môn để bổ trợ cho người tổ chức có thêm vốn như: nghệ thuật thuyết trình, nghệ thuật giao tiếp, ca hát...
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phải xác định được nội dung chương trình bồi dưỡng, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho giáo viên.
86
Tạo điều kiện về thời gian cho GV tham gia hoạt động bồi dưỡng Tạo được nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng
Gắn yêu cầu bồi dưỡng với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của GV và có thể đưa vào thi đua.
Báo cáo viên tham gia tập huấn phải thực sự là chuyên gia về hoạt động trải nghiệm ở trường THCS Nam Sơn.