Thực trạng quản lí nội dung triển khai công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 74 - 79)

- Trước khi khảo sát thực trạng QL nội dung triển khai kế hoạch của HT, chúng tôi tìm hiểu CBQL và GVCN về tình hình thực hiện công tác chủ nhiệm của nhà trường như sau :

Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL và GVCN về việc thực hiện công tác chủ nhiệm của nhà trường

Stt

Nội dung Đối

tượng Mức độ thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc 1 Đánh giá hạnh kiểm HS học kỳ CBQL 3,36 0,67 1 GVCN 3,79 1,81 1 2 Xây dựng tập thể lớp CBQL 3,09 0,70 2 GVCN 3,74 1,05 2

3 Chỉ đạo, cố vấn của Ban chấp hành Đoàn trường đối với chi đoàn HS

CBQL 2,90 0,70 3

GVCN 3,73 1,50 3

4 Phối hợp với GV bộ môn, lực lượng khác trong trường

CBQL 2,72 0,78 4

GVCN 3,69 0,97 4

5 Tìm hiểu HS và gia đình HS CBQL 2,63 0,92 5

GVCH 2,56 0,93 7

6 Tổ chức các hoạt động GD toàn diện

CBQL 2,54 0,82 6

GVCN 2,76 0,65 6

7 Phối hợp với gia đình HS và các lực lượng ngoài nhà trường

CBQL 2,27 0,64 7

GVCN 2,86 0,57 5

8 Đánh giá hạnh kiểm HS hàng tháng CBQL 2,09 1,30 8

GVCN 1,62 0,21 8

Nhìn vào kết quả của bảng 2.20 cho thấy rằng công tác chủ nhiệm của nhà trường thường tập trung vào những hoạt động theo quy định để duy trì, ổn định lớp và phối hợp với các lực lượng bên trong nhà trường để QL và GD học sinh.

Nhà trường chưa quan tâm sâu sát đến việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình HS, thực hiện tổ chức các hoạt động GD toàn diện HS chưa đồng bộ ở các trường vì còn phụ thuộc vào năng lực của GVCN. Đa số GVCN không

thực hiện đánh giá hạnh kiểm hàng tháng dẫn đến việc đánh giá HS sẽ thiếu chính xác ở từng học kỳ và cả năm.

- Để tìm hiểu về thực trạng QL thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm, chúng tôi tìm hiểu CBQL bằng câu hỏi số 10, phụ lục số 1, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL về công tác tìm hiểu và nắm tình hình công tác chủ nhiệm lớp

Stt Nội dung Mức độ thực hiện

TB ĐLTC Thứ bậc

1 Thông qua sổ điểm, sổ đầu bài 3,18 0,60 1 2 Thông qua kế hoạch và báo cáo thường

xuyên 2,81 0,60 2

3 Thông qua các tổ chức đoàn thể và các

GV bộ môn 2,72 0,64 3

4 Kiểm tra, quan sát hoạt động cụ thể của

HS các lớp 2,63 0,67 4

5 Thông qua ý kiến của HS 2,45 0,68 5

6 Thông qua ý kiến của cha mẹ HS 2,27 0,46 6 7 Thông qua họp giao ban các GVCN 2,18 0,75 7 8 Thông qua phiếu thông tin của GVCN 2,09 0,83 8

Nhìn vào kết quả ở bảng 2.21 cho thấy đánh giá của CBQL về công tác tìm hiểu và nắm tình hình công tác chủ nhiệm lớp như sau:

HT chủ yếu nắm bắt tình hình công tác chủ nhiệm lớp ở việc kiểm tra sổ điểm, sổ đầu bài, các kế hoạch và báo cáo thường xuyên, qua các tổ chức đoàn thể và GV bộ môn chứng tỏ HT chỉ nghe báo cáo lại.

Phần lớn HT chưa quan tâm đến việc kiểm tra, quan sát hoạt động cụ thể của HS các lớp, lắng nghe ý kiến của HS, cha mẹ HS. Họ cho rằng việc này là trách nhiệm của GVCN.

Chúng tôi tìm hiểu về việc xử lý của HT sau khi nắm bắt tình hình công tác chủ nhiệm lớp qua 11 CBQL và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL về việc xử lý sau khi nắm bắt tình hình công tác chủ nhiệm lớp

Stt Nội dung Mức độ thực hiện

TB ĐLTC Thứ bậc

1 Phê bình những hạn chế, tồn tại và hướng

dẫn GVCN cách khắc phục 3,36 0,50 1

2 Phê bình những hạn chế, tồn tại kéo dài 3,18 0,60 2 3 Khen thưởng, biểu dương sự tiến bộ 2,90 0,70 3 4 Cử GV có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ

GVCN trong việc khắc phục các hạn chế 2,54 0,68 4 5 Không có ý kiến gì, chỉ thu thập thông tin

để cuối kỳ đánh giá, xếp loại GV 1,45 0,68 5 Nhìn vào kết quả của bảng 2.22 cho thấy:

Sau khi nắm bắt tình hình công tác chủ nhiệm lớp, HT thường phê bình những hạn chế, tồn tại và hướng dẫn GVCN cách khắc phục, thậm chí cử GVCN có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ để làm tốt công tác của mình. Bên cạnh đó HT có khen thưởng, biểu dương sự tiến bộ.

Một số HT không có ý kiến gì, chỉ thu thập thông tin để cuối kỳ đánh giá, xếp loại GV. Như vậy, GVCN không được tư vấn, thúc đẩy để làm tốt công tác của mình, ảnh hưởng đến chất lượng GD của nhà trường.

Bên cạnh việc QL công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi thiết nghĩ các trường cũng cần đa dạng các hình thức hoạt động để GD học sinh. Đồng thời với các hình thức hoạt động phong phú sẽ phát huy được tính tích cực của HS. Để hiểu thêm về cách tổ chức các hoạt động thường được GVCN thực hiện nhằm GD học sinh, chúng tôi đã khảo sát 112 HS của 3 trường bằng câu hỏi số 3, phụ lục 3, thu được kết quả ở bảng 2.23.

Bảng 2.23. Đánh giá của học sinh về hoạt động GVCN thực hiện để giáo dục HS

Stt Hoạt động TB Mức độ thực hiện ĐLTC Thứ bậc

1 Thường hay phàn nàn về một số HS chưa chăm học và giảng giải về tinh thần, ý thức, thái độ học tập

3,18 0,78 1

2 Thường hay phàn nàn về hạn chế, khuyết điểm của một số HS trong học tập, tu dưỡng và giảng giải về các giá trị sống và kỹ năng sống

3,01 0,92 2

3 Tổ chức cho học sinh đi thăm hỏi bạn ốm

đau, thăm hỏi gia đình bạn có việc buồn 2,72 0,87 3 4 Tổ chức cho học sinh sinh hoạt văn nghệ

(trong giờ sinh hoạt lớp) 2,72 0,93 4 5 Thường hay răn đe các học sinh mắc khuyết

điểm trong học tập, tu dưỡng 2,65 1,07 5 6 Tổ chức cho học sinh quyên góp giúp đỡ bạn

khó khăn 2,56 0,83 6

7 Tổ chức cho học sinh sáng tác tiểu phẩm và trình diễn tiểu phẩm đề cao các giá trị sống, rèn luyện các kỹ năng sống

1,96 0,86 7

Theo ý kiến của HS, GVCN thường hay phàn nàn và khiển trách HS chưa chăm ngoan, mắc khuyết điểm. Hình thức chủ yếu là giảng giải, nhắc

nhở HS, làm cho giờ sinh hoạt lớp có bầu không khí nặng nề, nhất là tuần nào có nhiều HS vi phạm, lớp được xếp loại thi đua thấp. Qua trao đổi với HS, tuần nào không có HS mắc khuyết điểm, lớp được xếp thi đua tốt trong tuần thì GVCN nhắc nhở, dặn dò xong thì tổ chức văn nghệ. Đối với những hoạt động mang tính GD cao và kích thích tư duy HS thì đa số GVCN ít tổ chức.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 74 - 79)