Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 92 - 94)

- Đảm bảo tính kế thừa: kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại

và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp QL đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề QL. Ở đây GVCN và CBQL biết nhìn nhận, đánh giá và chắt lọc ra những ưu điểm và loại bỏ nhược điểm của các biện pháp đang sử dụng.

- Đảm bảo tính thực tiễn: thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và

tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế.

- Đảm bảo tính kế hoạch: để định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạt

động có chất lượng và hiệu quả. Tính kế hoạch của công tác chủ nhiệm lớp sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích, không gây sự hỗn loạn và tuỳ tiện trong tổ chức các hoạt động của nhà trường.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp

Từ các căn cứ lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục

3.2.1.1. Mục đích

Trong nhà trường, việc nâng cao nhận thức cho CB-GV về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp là rất quan trọng. Có nhận thức đúng đắn thì GV sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và vận động được các

lực lượng GD trong và ngoài nhà trường cùng phối hợp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.

3.2.1.2. Nội dung

Với trách nhiệm QL, người HT phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của công tác chủ nhiệm lớp đối với việc GD toàn diện HS. Để từ đó, HT xây dựng kế hoạch công tác cho đội ngũ GVCN, xác định được mục tiêu, yêu cầu, nội dung để đưa ra các biện pháp có cơ sở khoa học, nhằm giúp cho GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.

Mỗi cán bộ, giáo viên cần phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình. Ngoài truyền thụ kiến thức cho HS, GVCN cần phải tổ chức có hiệu quả, sinh động và hấp dẫn các hoạt động chủ nhiệm lớp để góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách cho HS.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

*Đối với CB-GV

Đầu mỗi năm học, HT tổ chức họp tất cả CBGV để phổ biến lại nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN được quy định tại điều 13, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học năm 2011; học tập nhiệm vụ năm học trong đó có nội dung kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. HT cần phổ biến, thống nhất mục tiêu GD, nội dung kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. Từ việc quán triệt tư tưởng như vậy, GV sẽ hiểu được mục đích yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp và trách nhiệm cá nhân trong công tác này. Ngoài ra, để tăng thêm tinh thần trách nhiệm của GVCN, HT cũng cần đưa công tác chủ nhiệm lớp vào tiêu chí thi đua của nhà trường.

HT cũng cần phổ biến Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về hướng dẫn GVCN đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS. Bên cạnh đó, HT cũng hướng dẫn GVCN nắm tình hình lớp, tình hình HS, bầu ban cán sự lớp, tổ chức họp cha mẹ HS và lập kế hoạch học kỳ, năm học và theo từng công việc.

Trong các buổi họp hội đồng, HT thường xuyên lồng ghép các nội dung báo cáo thình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để giúp GV hiểu rõ hơn yêu cầu đổi mới của đất nước, hiểu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước cần những người phát triển toàn diện mà công tác chủ nhiệm góp phần tạo nên những con người đó.

*Đối với HS

Tuyên truyền, giáo dục HS ý thức, thái độ, tình cảm và động cơ tham gia các hoạt động do GVCN tổ chức vào các buổi sinh hoạt dưới cờ.

Đổi mới các hình thức tổ chức sinh hoạt lớp để thu hút sự tham gia của HS.

Tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của HS để có những điều chỉnh về kế hoạch, nội dung để mục tiêu GD đạt hiệu quả cao hơn.

*Đối với cha mẹ HS

Tuyên truyền để cha mẹ HS hiểu được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp và vị trí, vai trò, trách nhiệm của GVCN. Vận động cha mẹ HS quan tâm đến việc GD học sinh, giúp GVCN lớp tổ chức các hoạt động nhằm hình thành và phát triển nhân cách của HS.

Liên lạc thường xuyên với cha mẹ HS để giúp các phụ huynh nắm được tình hình học tập và sinh hoạt của con em mình.

Mời cha mẹ HS dự các buổi sinh hoạt lớp, các buổi cắm trại hay tham quan học tập mà có sự tham gia của cha mẹ HS thì hiệu quả rất cao.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 92 - 94)