Tìm hiểu về việc phối hợp các lực lượng GD, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 13 (phụ lục 1), câu hỏi số 12 (phụ lục 2) và thu được kết quả ở bảng 2.24.
Bảng 2.24. Đánh giá về sự phối hợp với những lực lượng để làm công tác quản lý, giáo dục học sinh
Stt Thành phần phối kết hợp Đối tượng Mức độ thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc 1 Cha mẹ học sinh CBQL 3,91 2,38 1 GVCN 3,09 0,55 1
2 Giáo viên bộ môn CBQL 3,73 1,76 2
GVCN 3,00 0,52 2
3 Cán bộ Đoàn thanh niên nhà trường
CBQL 3,64 1,48 3 GVCN 2,80 0,61 3
4 Cán bộ Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ trong trường
CBQL 3,36 1,24 4
GV 2,37 0,55 4
5 Cộng đồng nơi cư trú của học sinh
CBQL 3,27 0,94 5 GVCN 1,97 0,62 5
6 Công an phường, xã CBQL 3,09 0,96 6 GVCN 1,91 0,67 6
7 Đoàn thanh niên phường, xã CBQL 2,73 0,42 7 GVCN 1,82 0,67 7
Kết quả bảng 2.24 cho thấy:
Các GVCN chủ yếu phối hợp có hiệu quả với các thành phần ở trong nhà trường là GV bộ môn, Đoàn thanh niên và thành phần ngoài nhà trường là cha mẹ HS.
Sự phối hợp với các thành phần khác trong nhà trường là Công đoàn, Hội chữ thập đỏ và ngoài nhà trường là cộng đồng nơi HS cư trú, Đoàn thanh niên, Công an chưa được thực hiện và thực hiện chưa có hiệu quả ở nhiều GVCN.
So sánh kết quả khảo sát của CBQL và GVCN cho chúng ta thấy ý kiến về sự phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tương đối tương đồng. Có sự phối hợp với cộng đồng nơi cư trú của học sinh, công an phường xã, Đoàn thanh niên phường xã có sự khác biệt nhưng chưa nhiều. Ý kiến của CBQL ở mức tốt và rất tốt, trong khi đó ý kiến của GVCN chỉ đạt ở mức trung bình. Qua trao đổi với một số GVCN cho rằng thực tế việc phối hợp với cộng đồng nơi HS cư trú ít sử dụng, chỉ có trong dịp hè đối với HS có hạnh kiểm yếu hoặc bị kỷ luật báo cho địa phương cùng phối hợp GD.