Thực trạng quản lí việc kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 80 - 83)

Kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng, không thể thiếu được trong hoạt động quản lý. Kiểm tra, đánh giá phải trở thành công việc thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động GD có hiệu quả, đạt chất lượng cao. Để tìm hiểu công tác QL về việc kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 14 (phụ lục 1) và câu hỏi số 13 (phụ lục 2). Kết quả thu được ở bảng 2.25.

Bảng 2.25. Đánh giá của CBQL và GVCN về việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá ở trường

Stt Nội dung tượng Đối Mức độ thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc

1 Kiểm tra, đánh giá theo năm học CBQL 3,72 0,46 1

GVCN 3,41 0,54 1

2 Kiểm tra, đánh giá theo học kỳ CBQL 3,45 0,93 2

GVCN 3,27 0,73 2

3 Kiểm tra, đánh giá theo việc CBQL 1,72 0,78 3

GVCN 1,89 0,86 3

4 Kiểm tra, đánh giá theo tháng CBQL 1,72 1,00 4

GVCN 1,79 0,80 4

5 Kiểm tra, đánh giá theo tuần CBQL 1,63 0,92 5

GVCN 1,56 0,76 5

Nhìn vào kết quả của bảng 2.25 cho thấy:

Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoạt động của GVCN theo năm học và theo học kỳ. Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh giá theo tháng, theo tuần và theo công việc đang ở mức trung bình, chưa được tiến hành có chất lượng. Hầu như các trường dừng lại ở việc kiểm tra dựa trên kết quả thi đua của các lớp, cá nhân thông qua thi đua của Đoàn, thông qua kết quả 2 mặt GD.

Chúng tôi trao đổi với GVCN về hình thức kiểm tra công tác chủ nhiệm của HT bằng câu hỏi số 14 (phụ lục 2) và thu về kết quả như sau:

Bảng 2.26. Đánh giá của GVCN về hình thức Hiệu trưởng kiểm tra công tác chủ nhiệm

Stt Nội dung Mức độ thực hiện

TB ĐLTC Thứ bậc

1 Kiểm tra hồ sơ công tác chủ nhiệm 3,07 0,59 1 2 Kiểm tra hồ sơ GVCN và kiểm tra trực tiếp

các hoạt động của HS

2,93 0,64 2

3 Kiểm tra hồ sơ GVCN, các hoạt động của HS và nghe GVCN báo cáo

2,87 0,65 3

4 Nghe GVCN báo cáo 2,71 0,76 4

5 Chỉ kiểm tra hoạt động của học sinh 2,63 0,88 5 Nhìn chung, đa số GVCN cho rằng HT kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp qua hồ sơ sổ sách của GVCN và kiểm tra trực tiếp một số hoạt động của HS.

So sánh kết quả ở bảng 2.25 với bảng 2.26 cho thấy việc kiểm tra thực tiễn hoạt động của HS để nắm tình hình công tác chủ nhiệm lớp của một số HT còn hạn chế, chủ yếu là qua báo cáo và hồ sơ sổ sách. Điều này thể hiện tính quan liêu trong công việc của các HT.

*Công tác thi đua khen thưởng

Để tìm hiểu về công tác thi đua khen thưởng, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 15 (phụ lục 1) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.27. Đánh giá của CBQL về cơ sở để biểu dương khen ngợi GV trong công tác chủ nhiệm lớp

Stt Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Lớp có nhiều tiến bộ về mọi mặt 2,72 0,46 1 2 Dựa vào kết quả bình xét của hội đồng thi

đua 2,36 0,67 2

3

Dựa vào kết quả kiểm tra công tác chủ nhiệm kết hợp với chất lượng giáo dục của lớp

2,36 0,92 3

4 Các tiêu chí đánh giá đã được xác định cụ

thể 2,27 0,46 4

5 Lớp không có hoặc có ít nhất HS vi phạm

khuyết điểm 2,09 0,30 5

6 Lớp có nhiều HS đạt thành tích cao trong

học tập và rèn luyện 2,09 0,30 5

Kết quả của bảng 2.27 cho thấy:

Việc đánh giá đã được tổ chức khá nghiêm túc. Dựa vào cơ sở lớp có nhiều tiến bộ về mọi mặt đạt mức độ tốt. Tuy nhiên, cơ sở dựa vào kết quả kiểm tra công tác chủ nhiệm kết hợp với chất lượng giáo dục của lớp đạt ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy công tác thi đua dành cho GVCN chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu chỉ dựa vào kết quả chung của lớp, chưa đánh giá đúng hiệu quả công tác của GVCN.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 80 - 83)