Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 42 - 46)

1.2.6.1. Khái niệm

Biện pháp: Theo Đại từ điển tiếng việt, biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể. [37]

Biện pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và tiềm năng có được của hệ thống) và khách thể quản lý (các ràng buộc của môi trường, các hệ thống khácv.v…) để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra. [38]

Như vậy, biện pháp QL công tác chủ nhiệm là cách thức tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá của HT đối với đội ngũ GVCN và tổ chức hoạt động GD của GVCN nhằm phát triển nhân cách của HS và nâng cao chất lượng GD toàn diện.

1.2.6.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp

- Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.

+ Việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là khâu quan trọng nhất, được thực hiện trước tiên cho công tác quản lý. Khi xây dựng kế hoạch, HT cần dựa vào các chỉ thị nhiệm vụ năm học và kế hoạch chung của toàn trường, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường.

+ Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Xác định được thực trạng của nhà trường; xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung công tác chủ nhiệm lớp; vạch ra lộ trình, bước đi thích hợp; xác định các lực lượng tham gia, phân công, phân nhiệm cụ thể.

+ Phân công công tác phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của GVCN sao cho họ có đủ thời gian cho công tác chủ nhiệm lớp, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cá nhân và đảm bảo cuộc sống.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. + Chỉ đạo GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.

+ Xây dựng qui chế cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ giữa GVCN với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.

+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GVCN thông qua hướng dẫn, tập huấn, tham quan, cung cấp tài liệu, dự giờ tiết sinh hoạt lớp và trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp GD.

- Quản lý nội dung triển khai công tác chủ nhiệm lớp.

+ Quản lý những công việc và các hoạt động của GVCN được thể hiện hằng ngày trong công tác chủ nhiệm lớp như: tìm hiểu HS, lập kế hoạch chủ

nhiệm, tổ chức các loại hình hoạt động,…. HT theo dõi và nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch chủ nhiệm cũng như công tác chủ nhiệm của GV để có sự hỗ trợ kịp thời và điều chỉnh kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm nếu cần.

+ Tổ chức các lực lượng theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện công tác chủ nhiệm của GVCN. Qua các thông tin về công tác chủ nhiệm, HT kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ GVCN hoàn thành nhiệm vụ.

- Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục

+ Các lực lượng trong nhà trường: toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều có trách nhiệm đối với công tác chủ nhiệm lớp.

+ Các lực lượng ngoài nhà trường: tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, của các ban ngành trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc QL và GD học sinh.

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá.

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức như qua hồ sơ sổ sách, các hoạt động của HS, báo cáo của GVCN,… giúp HT có thông tin về công tác chủ nhiệm của GVCN, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.

+ Tuyên dương, khen thưởng những GV thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.

Tiểu kết chương 1

Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trường THPT vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nó đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng và phải nắm vững các nội dung, nguyên tắc quản lý nhà trường. Một trong những công tác quản lý trường THPT là quản lý công tác chủ nhiệm lớp.

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm vững những nội dung, nguyên tắc quản lý nhà

trường, đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lý hoạt động chủ nhiệm và các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Bên cạnh đó, nhà quản lý còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động của nhà trường nhằm hướng vào việc cải tiến công tác chủ nhiệm lớp giúp cho nhà trường thực hiện được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp là những hoạt động quản lý và giáo dục học sinh trong nhà trường. Để làm được công tác này vai trò của người GVCN là rất quan trọng do đó nhà quản lý cần phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCN.

Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp của các trường THPT trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bao gồm:

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp + Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

+ Quản lý nội dung triển khai công tác chủ nhiệm lớp + Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 42 - 46)