Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 108)

Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề QL, QLGD, QL công tác chủ nhiệm lớp để làm nền tảng cho nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng QL công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng ở 3 trường THPT ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Qua đánh giá thực trạng chúng tôi đưa ra 6 biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng nhằm góp phần quản lý hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới bao gồm:

1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục.

2. Thành lập tổ chủ nhiệm lớp.

3. Kế hoạch hoá công tác chủ nhiệm lớp.

4. Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp.

5. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp.

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm để đánh giá giá trị khoa học, giá trị thực tiễn của các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp mà đề tài đã đề xuất.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

- Khảo nghiệm về sự cần thiết của từng biện pháp - Khảo nghiệm về tính khả thi của từng biện pháp

3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của CBQL và GVCN của 03 trường THPT ở huyện Cẩm Mỹ gồm:

- 11 CBQL của 03 trường, - 112 GVCN của 03 trường

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi điều tra bằng phiếu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (phụ lục 5).

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến đánh giá các biện pháp đề xuất của 11 CBQL và 112 GVCN. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1a: Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GVCN về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề xuất

Tính cần thiết

Stt NỘI DUNG Đối

tượng

Tính cần thiết

TB ĐLTC Thứ bậc

1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục CBQL 3,00 0,00 1 GVCN 2,71 1,08 3 2 Biện pháp 2: Thành lập tổ chủ nhiệm lớp CBQL 2,45 0,52 6 GVCN 2,55 0,54 6

3 Biện pháp 3: Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp

CBQL 2,81 0,60 5 GVCN 2,68 0,98 5

4

Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp

CBQL 2,90 0,30 2

GVCN 2,75 1,09 2

5 Biện pháp 5: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp

CBQL 2,90 0,30 2 GVCN 2,78 1,33 1

6

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

CBQL 2,90 0,30 2

GVCN 2,69 0,02 4

Kết quả ở bảng 3.1a cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả QL công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Trong đó ý kiến của CBQL và GVCN là tương đối tương đồng (thứ bậc 2-CBQL, thứ bậc: 2-GVCN) là biện pháp thứ (4): Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp. Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp (thứ bậc: 5-CBQL, thứ bậc: 5-GVCN). Biện pháp 2: Thành lập tổ chủ nhiệm lớp (thứ bậc: 6-CBQL, thứ bậc: 6-GVCN).

Chúng tôi thấy rằng ý kiến của CBQL và GVCN chưa tương đồng đối với những biện pháp như: biện pháp (1): Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục (thứ bậc 1- CBQL, thứ bậc 3-GVCN). Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp (thứ bậc: 2- CBQL, thứ bậc: 1-GVCN). Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp (thứ bậc: 2-CBQL, thứ bậc: 4-GVCN). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp này đều mang tính cần thiết cao.

Bảng 3.1b: Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GVCN về tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất

Tính khả thi

Stt NỘI DUNG Đối

tượng

Tính khả thi

TB ĐLTC Thứ bậc

1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục CBQL 3,00 0,00 1 GVCN 2,23 0,76 5 2 Biện pháp 2: Thành lập tổ chủ nhiệm lớp CBQL 2,36 0,50 6 GVCN 1,94 0,72 6

3 Biện pháp 3: Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp

CBQL 2,90 0,30 2 GVCN 2,32 0,92 4

4

Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp

CBQL 2,81 0,40 4 GVCN 2,36 1,07 3

5 Biện pháp 5: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp

CBQL 2,81 0,40 4 GVCN 2,46 1,17 1

6

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

CBQL 2,90 0,30 2 GVCN 2,41 1,08 2

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi ở bảng 3.1b cho thấy hầu hết các biện pháp đề xuất đều hợp lý về tầm quan trọng, tính khả thi của các biện pháp đều ở mức tốt và rất tốt. Trong đó, biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp có ý kiến tương đồng (thứ bậc: 2). Công tác kiểm tra giúp cho CBQL có được thông tin về các hoạt động của nhà trường, từ đó giúp CBQL xử lý được thông tin và điều chỉnh kế hoạch và biện pháp một cách kịp thời.

Biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp, ý kiến của CBQL và GVCN là khá tương đồng.

Ý kiến của CBQL và GVCN về các biện pháp: kế hoạch hóa, công tác chủ nhiệm lớp biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục và biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm lớp có trái chiều nhau nhưng đều rất khả thi, đặc biệt là GVCN rất quan tâm đến đổi mới công tác chủ nhiệm.

Biện pháp thành lập tổ chủ nhiệm lớp có mức khả thi thấp nhất (thứ bậc: 6). Qua trao đổi, hầu hết các GVCN đều cho rằng công việc này do Phó HT đảm trách.

- Ngoài ra chúng tôi cũng xin ý kiến CBQL và GVCN về nội dung hướng dẫn, bồi dưỡng và tập huấn cho GVCN hàng năm. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của các nội dung như sau:

Bảng 3.2: Thống kê kết quả của CBQL và GVCN về nội dung hướng dẫn, bồi dưỡng và tập huấn cho GVCN hàng năm

Stt Nội dung Đối

tượng

Mức cần thiết

TB ĐLTC Thứ bậc

1 Về kiến thức, kỹ năng về quản lý HS

CBQL 3,63 0,50 1 GVCN 3,59 1,06 3

2

Bồi dưỡng về đổi mới tổ chức

giờ sinh hoạt lớp CBQL 3,63 0,50 2

GVCN 3,69 1,47 1

3

Bồi dưỡng về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

CBQL 3,54 0,52 3 GVCN 3,59 1,02 4

4

Về giáo dục HS tinh thần và kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm

CBQL 3,54 0,52 4

5 Bồi dưỡng về việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

CBQL 3,54 0,52 5 GVCN 3,63 1,22 2

6 Về giáo dục giá trị sống cho HS CBQL 3,45 0,52 6 GVCN 3,54 1,16 6

7 Về tạo tính tích cực, tự giác, tự quản cho học sinh

CBQL 3,45 0,68 7 GVCN 3,54 1,15 5

8 Về giáo dục hướng nghiệp cho HS CBQL 3,36 0,50 8 GVCN 3,50 1,06 8 9 Về các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp CBQL 3,27 0,46 9 GVCN 3,49 0,31 9 10

Bồi dưỡng về các nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

CBQL 3,27 0,64 10 GVCN 3,43 0,94 12

11 Về giáo dục kỹ năng sống cho HS

CBQL 3,27 0,78 11 GVCN 3,46 0,99 10

12

Về các văn bản của Nhà nước hiện hành: Chuẩn GV, Qui chế đánh giá HS, Điều lệ trường trung học, …

CBQL 3,27 0,78 12

GVCN 3,28 0,92 13

13 Bồi dưỡng về lập kế hoạch tổ chức hoạt động

CBQL 3,18 0,60 13 GVCN 3,45 1,02 11

14

Bồi dưỡng về ứng xử sư phạm, xử lý các tình huống gặp phải khi quản lý, giáo dục học sinh, nhất là đối với học sinh chậm tiến

CBQL 3,09 1,02 14

GVCN 3,08 0,99 15

15 Bồi dưỡng về năng lực tìm hiểu HS và môi trường giáo dục HS

CBQL 3,00 0,63 15 GVCN 3,21 0,94 14

Nhìn vào bảng 3.2 cho thấy mức độ của từng nội dung bồi dưỡng, ý kiến của CBQL và GVCN tuy có khác nhau về mức độ ưu tiên, nhưng đều có tính cần thiết rất cao. Điều này chứng tỏ GVCN đang thiếu rất nhiều về kiến thức công tác chủ nhiệm lớp.

Tiểu kết chương 3

Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục.

- Thành lập tổ chủ nhiệm lớp.

- Kế hoạch hoá công tác chủ nhiệm lớp.

- Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp.

- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp. Trong thời gian qua, công tác chủ nhiệm lớp luôn bị xem nhẹ, ít được quan tâm. Chính vì vậy việc đề ra các biện pháp để QL tốt công tác này sẽ khắc phục được những hạn chế trước đây và đồng thời sẽ phát huy hết hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên các biện pháp trên phải được tiến hành song song, không được xem nhẹ biện pháp nào, từ đó mới đạt hiệu quả mong muốn.

Sáu biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp đã được tiến hành khảo nghiệm đều cho thấy tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đó. Đây là thuận lợi để các nhà trường phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong QL, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong tình hình cả nước đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT cũng là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết phải nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng GD phổ thông được nâng lên một phần nhờ vào đội ngũ GVCN, người đóng vai trò QL trực tiếp hoạt động dạy và học ở lớp học; và đội ngũ Hiệu trưởng, CBQL nhà trường, người đóng vai trò QL các hoạt động giảng dạy và giáo dục của GV và hoạt động học tập của HS. Do đó, Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL của các trường THPT cần có những biện pháp QL hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp nhằm đáp ứng yêu cầu mới của GD phổ thông.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi rút ra một vài kết luận sau:

- Công tác chủ nhiệm lớp là một hoạt động có tổ chức, có kế hoạch của nhà trường là những hoạt động nhằm QL và GD học sinh. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách HS. Các hoạt động được tổ chức với nhiều hình thức linh hoạt sẽ tạo cho HS rèn luyện những kỹ năng trong cuộc sống cộng đồng và phát huy những năng lực, phẩm chất của từng cá nhân.

- Người giữ vai trò quan trọng trong công tác chủ nhiệm đó là GVCN. Công tác này đòi hỏi GVCN phải là người có tâm, kiên trì, nhẫn nại vì chúng ta biết rằng khiển trách một người rất dễ, nhưng làm thay đổi một người thì rất khó. Cho nên khi lựa chọn GV làm công tác chủ nhiệm lớp, CBQL cần phải thận trọng.

Thực trạng QL công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua cũng góp phần thực hiện GD toàn diện trong nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, công tác QL

của các HT cũng đã bộc lộ những bất cập, những tồn tại thiếu sót cần sớm khắc phục.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, công tác quản lý chủ nhiệm lớp ở nhiều nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Ý kiến đánh giá của 11 CBQL và 112 GVCN cho thấy hầu hết các biện pháp QL đều thực hiện ở mức trung bình và khá.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, để QL hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT nhằm giải quyết những tồn tại thiếu sót, chúng tôi đề xuất cần tăng cường sáu biện pháp QL.

Các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhằm kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp. Sau khi xử lí các số liệu thu về kết quả bước đầu cho thấy sáu biện pháp đã đề xuất được đánh giá là rất cần thiết và mang tính khả thi.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Bộ GD&ĐT cần có qui định bổ sung điều chỉnh về miễn số tiết giảng dạy cho GVCN từ 4 tiết / tuần như hiện nay lên 6 tiết / tuần, cho phù hợp với thực tế công tác của GVCN

- Bộ GD&ĐT cần có qui chế, hướng dẫn và tổ chức cuộc thi GVCN giỏi các cấp nhằm động viên những người làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

- Bộ GD&ĐT nên thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN. Thường xuyên đăng tải và cập nhật những tài liệu mang tính thiết thực với thực tế công tác chủ nhiệm lớp của từng cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) bởi mỗi cấp học có đặc thù riêng. Ngoài ra còn có những chuyên đề giành cho GV vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.

- Tổ chức tập huấn cho tất cả GVCN vào dịp trước khai giảng với thời lượng thích hợp (khoảng 3 ngày). Tất cả các GVCN đều được tham dự tập huấn và trực tiếp được bồi dưỡng các chuyên đề chủ nhiệm lớp từ các chuyên gia, chuyên viên của Sở GD&ĐT hoặc những GVCN xuất sắc của các trường. - Cần tổ chức hội nghị về QL công tác chủ nhiệm lớp, báo cáo kinh nghiệm các trường làm tốt. Có chỉ đạo, rút kinh nghiệm kịp thời. Xây dựng chế độ khen thưởng cho những GVCN giỏi.

2.3. Đối với Ban giám hiệu các trường THPT

- Các Hiệu trưởng và CBQL nhà trường cần nâng cao nhận thức trách nhiệm và năng lực QL công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và kế hoạch QL công tác chủ nhiệm lớp đối với các GV trong trường.

- Liên tục phát triển đội ngũ GVCN về số lượng và chất lượng trên cơ sở vận dụng các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn QL và GD học sinh; vận dụng công nghệ thông tin trong QL học sinh và công tác chủ nhiệm lớp… đồng thời nhà trường cần quan tâm đến điều kiện làm việc của các GVCN sao cho họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Nhà trường cần tổ chức các hoạt động khác nhau, tạo cơ hội cho GVCN được học tập, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong các xử lý tình huống sư phạm như: tham gia dự giờ sinh hoạt lớp; tổ chức các hoạt động GD học sinh; trao đổi chia sẻ kinh nghiệm qua hội thảo, hội nghị, chuyên đề...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Bảo (1984), Công tác chủ nhiệm lớp trong trường Đại học

Sư phạm, Nxb ĐHSP TP.HCM.

2. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo

Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

3. Bộ GD&ĐT (2011), Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học cở sở, trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)