Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 104 - 106)

3.2.5.1. Mục tiêu

Đa dạng hóa các hoạt động trong công tác chủ nhiệm lớp, khắc phục tính đơn điệu, tẻ nhạt có thể gây nhàm chán đối với HS. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm GD học sinh đạt hiệu quả cao.

3.2.5.2. Nội dung

- GV cần nắm vững các kỹ năng của công tác chủ nhiệm lớp, các hoạt động trong nhà trường. Từ đó, GV tổ chức các hoạt động phù hợp theo tuần, tháng, đảm bảo tính thống nhất với các hoạt động của nhà trường.

- Lựa chọn các hình thức tổ chức cho phù hợp với lứa tuổi HS, khơi dậy tinh thần tập thể và xây dựng tập thể đoàn kết.

- Đổi mới phương pháp tổ chức, cần định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực sáng tạo của HS, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề.

Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại để gây hứng thú cho HS trong giờ sinh hoạt lớp.

3.2.5.3 Tổ chức thực hiện

- Nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp – chú ý hiểu biết thật thấu đáo đối với những học sinh sau:

+ Học sinh cá biệt về đạo đức, chưa chuyên cần trong học tập, rèn luyện.

+ Học sinh có hạn chế bẩm sinh về trí tuệ, sức khỏe.

+ Học sinh thuộc diện chính sách, con mồ côi, học sinh khuyết tật. - GVCN lớp thông qua tập thể lớp đề ra các yêu cầu học tập, rèn luyện và thực hiện các biện pháp sư phạm để giúp các em đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

- Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp sinh động với các chủ đề mà GVCN đã xây dựng kế hoạch và hướng dẫn HS tổ chức thực hiện như là thuyết trình hoặc viết tiểu phẩm về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, sức khoẻ sinh sản vị thành niên,… Đây là lúc để tổ chức phong trào tự quản, phong trào thi đua của lớp.

- Xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp nhau cùng tiến bộ, phát huy tốt vai trò của ban cán sự và ban chấp hành chi đoàn lớp.

- Chủ động và thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn của lớp để phối hợp, hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng học tập của lớp.

- GVCN lớp đề ra các quy định trong các buổi lao động, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động xã hội, hoạt động hướng nghiệp để HS được tham gia đầy đủ và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trước tập thể.

- Tổ chức thi đua cho HS trong lớp định kỳ hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học để thu hút HS vào các hoạt động tập thể.

- Tổ chức cho HS tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích văn hoá, lịch sử ở địa phương…

- Xây dựng tinh thần học tập tích cực, tự giác, độc lập sáng tạo cho HS bằng việc GVCN chủ động học tập, tự tìm các thông tin ở báo chí, trên mạng Internet, nắm chắc kỹ năng và kiến thức chuẩn.

- Xây dựng kỹ năng sống như rèn luyện kỹ năng nói, giao tiếp, tính dũng cảm, tự phê bình và phê bình, nói không với tệ nạn xã hội, kỹ năng hợp tác cho HS thông qua việc GVCN tổ chức học nhóm.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 104 - 106)