Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về công tác chủ nhiệm

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 53 - 58)

huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và QL công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ là căn cứ để người viết đề tài đề ra các biện pháp QL hiệu quả hơn đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về công tác chủ nhiệm lớp nhiệm lớp

2.2.1.1. Vai trò của GVCN trong việc QLGD học sinh

Công tác chủ nhiệm lớp là công việc thường xuyên của GV ở trường phổ thông, đó là công việc QL lớp ngoài giờ học các môn văn hóa. Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quá trình GD. Nó tạo điều kiện cho HS củng cố những kiến thức đã học và phát triển những kỹ năng cơ bản phù hợp với yêu cầu, mục tiêu GD của nhà trường như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự quản, kỹ năng thích ứng, kỹ năng hòa nhập, kỹ năng tổ chức và thực hiện các hoạt động,…

Để tìm hiểu nhận thức và thái độ của CBQL và GV về công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 11 CBQL và 112 GVCN lớp của 03 trường THPT trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ: THPT Xuân Mỹ, THPT Sông Ray, THPT Võ Trường Toản bằng câu hỏi số 1 (phụ lục 1 và 2).

Bảng 2.4. Vai trò của GVCN trong QLGD học sinh

Ý kiến trả lời CBQL Giáo viên chủ nhiệm

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Rất quan trọng 9 81,8 % 92 82,1 %

Quan trọng 2 18,2 % 20 7,9 %

Ít quan trọng 0 0 % 0 0 %

Không quan trọng 0 0 % 0 0 %

Số liệu ở bảng 2.4 cho chúng ta thấy CBQL và GVCN nhận thức rất đúng và đánh giá cao vai trò của GVCN trong quản lý giáo dục học sinh. Có 100% CBQL và GVCN được khảo sát thì có 81,8% CBQL đều đánh giá cao vai trò của GVCN trong việc QLGD học sinh và 82,1% GVCN trả lời vai trò của GVCN là rất quan trọng trong việc QLGD học sinh. Chỉ có 18,2% CBQL và 4,5% GVCN cho rằng vai trò của GVCN là quan trọng trong việc QLGD học sinh. Không có CBQL và GVCN cho là ít quan trọng.

GVCN là người ảnh hưởng lớn trong việc hình thành nhân cách của HS. Vì thế, GVCN có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác rèn luyện hạnh kiểm và nâng cao chất lượng GD. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Bộ GD&ĐT cũng đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

2.2.1.2. Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chủ nhiệm

Quá trình dạy học và GD ở trường THPT được tiến hành với những nội dung toàn diện, phong phú và sâu sắc. Nhiệm vụ của bậc học phổ thông là hoàn tất việc trang bị kiến thức phổ thông cơ bản, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng học tập nhận thức cùng với các kỹ năng xã hội, xây dựng, phát triển nhân cách tốt đẹp cho HS.

*Nhận thức về những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc GD đạo đức cho HS.

GVCN là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà trường về việc giáo dục đạo đức cho HS của lớp mình. Nhưng việc GD đạo đức cho HS không dễ dàng, bởi vì có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc này. Chúng tôi đã khảo sát 112 GVCN và thu về kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá tác động của những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Stt Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc

1 Ảnh hưởng của phim ảnh, sách, báo 2,14 0,61 1 2 Cha mẹ học sinh không quan tâm 2,09 0,82 2 3 Học sinh đua đòi theo đối tượng xấu 2,01 0,84 3 4 Môi trường xã hội nơi HS cư trú không

tốt 1,98 0,74 4

5 Môi trường sống của gia đình không tốt 1,98 0,84 5 6 HS học yếu, kém nên chán học, đua theo

những cái xấu 1,96 0,78 6

7 Cha mẹ học sinh thuộc đối tượng tệ nạn

xã hội 1,82 0,88 7

8 Nền nếp của lớp, trường không tốt 1,70 0,75 8 9 GVCN không quan tâm, không có

phương pháp giáo dục 1,68 0,83 9

10 Giáo dục của nhà trường chưa tốt 1,66 0,78 10 11 Quản lý của nhà trường về công tác chủ

Khảo sát ý kiến của GVCN về những nguyên nhân tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng tôi thu được kết quả qua bảng 2.5.

Các nguyên nhân ảnh hưởng từ môi trường sống, mà cụ thể từ phía gia đình và xã hội. HS đua đòi theo bạn bè xấu, cha mẹ thiếu quan tâm, đặc biệt là phim ảnh, sách, báo, trò chơi điện tử, internet. Tiếp theo là HS học yếu, kém dẫn đến chán học, thiếu ý chí phấn đấu dẫn đến suy giảm về đạo đức, lối sống.

*Nhận thức về những lỗi thường hay vi phạm của HS

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 2) để tìm hiểu GVCN, thu được kết quả ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của GVCN về những lỗi học sinh vi phạm

Stt Nội dung Mức độ

TB ĐLTC Thứ bậc

1 Lười học bài 2,78 0,81 1

2 Không trung thực 2,51 0,69 2

3 Giao tiếp kém 2,48 0,67 3

4 Hay vi phạm nội qui của nhà trường 2,41 0,63 4 5 Hợp tác và hoạt động nhóm hạn chế 2,35 0,73 5

6 Sống thiếu lý tưởng 2,34 0,66 6

7 Sống tự do, buông thả 2,12 0,63 7

8 Bỏ học tự do 2,08 0,50 8

9 Gây gổ đánh nhau 2,02 0,62 9

10 Thiếu lòng nhân ái 1,91 0,69 10

11 Vô lễ với giáo viên và người lớn tuổi 1,91 0,71 11 Kết quả của bảng 2.6 cho thấy đánh giá của GVCN về những lỗi HS vi phạm như sau:

Hầu hết GVCN cho rằng, hiện tượng phổ biến là HS lười học bài và không trung thực, từ đó dẫn đến hay vi phạm nội quy nhà trường. Tiếp theo là khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm còn hạn chế. Bởi vì HS ở vùng nông thôn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin.

Một số hiện tượng thường thấy ở HS có liên quan đến ý thức, thái độ như là sống thiếu lý tưởng, sống tự do, buông thả, thiếu lòng nhân ái, vô lễ với người lớn tuổi, có hiện tượng xấu về giới tính. Vì vậy GVCN cần phải quan tâm đến việc GD giá trị sống, kỹ năng sống cho HS, trong đó cần tập trung GD học sinh về ý thức, thái độ học tập tốt, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong hoạt động nhóm.

*Nhận thức của CBQL về chất lượng GVCN

Tìm hiểu về chất lượng GVCN ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi trưng cầu ý kiến của CBQL 3 trường THPT bằng câu hỏi số 3 (phụ lục 1), thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL về chất lượng GVCN

Stt Nội dung TB ĐLTC Thứ

bậc

1 Có khả năng nhận xét, đánh giá HS đúng 3,09 0,70 1 2 Biết xây dựng kế hoạch cho lớp chủ nhiệm 3,00 0,44 2 3 Nắm vững quy chế chuyên môn 2,90 0,70 3 4 Biết xây dựng đội ngũ cán bộ lớp 2,90 0,70 4 5 Giỏi về bộ môn được đào tạo 2,81 0,40 5 6 Có kiến thức về tâm lý lứa tuổi, tâm lý xã hội 2,72 0,78 6 7 Hiểu tình hình lớp chủ nhiệm 2,72 0,64 7 8 Hiểu biết rộng các vấn đề khoa học xã hội 2,63 0,92 8 9 Biết tổ chức các hoạt động của lớp 2,63 0,80 9

10 Biết cách phối hợp với cha mẹ HS 2,54 0,82 10 11 Biết làm chủ tình huống, làm chủ bản thân,

ứng xử tốt 2,45 0,68 11

12 Có kỹ năng diễn đạt, giao tiếp, thuyết phục,

tập hợp người khác, có nghệ thuật sư phạm 2,36 0,80 12 13 Có kỹ năng tổ chức, thiết kế các hoạt động

giáo dục 2,27 0,78 13

14 Làm việc có kế hoạch 2,18 1,07 14

15 Có năng khiếu về văn nghệ, thể dục thể

thao,…. 2,18 0,75 15

Kết quả của bảng 2.7 cho chúng ta thấy phần lớn GVCN có nghiệp vụ sư phạm khá tốt, giỏi về chuyên môn được đào tạo, có năng lực làm công tác chủ nhiệm và có kinh nghiệm trong công tác QL lớp.

Còn nhiều GVCN thiếu hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, tâm lý xã hội, kỹ năng diễn đạt, giao tiếp, nghệ thuật sư phạm. Kỹ năng tổ chức, thiết kế các hoạt động giáo dục của một số GVCN khác còn ở mức trung bình, chưa sử dụng thành thạo các phương pháp GD, vì họ chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của người GVCN trong nhà trường. Năng khiếu về văn nghệ, thể dục, thể thao ở mức độ trung bình và thứ bậc thấp nhất, điều này cũng khiến không ít GVCN gặp khó khăn trong việc hòa đồng, tập hợp HS.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 53 - 58)