Thực trạng về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lí công

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 58 - 63)

công tác chủ nhiệm lớp của cán bộ quản lí và giáo viên

- Trước khi khảo sát về việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi tìm hiểu về việc phân công GV làm công tác chủ nhiệm lớp như thế nào. Khi lựa chọn được GVCN phù hợp, điều đó sẽ giúp nhà trường trong QL và GD học sinh tốt hơn. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của

CBQL về các tiêu chí khi phân công GV làm công tác chủ nhiệm lớp, kết quả thu về như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về các tiêu chí khi phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp

Stt Nội dung

Mức độ TB ĐLTC Thứ

bậc

1 Tư cách, đạo đức của GV 4,00 0,00 1

2 Giáo viên có năng lực công tác chủ nhiệm 3,72 0,46 2 3 GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp 3,18 0,87 3 4 Giáo viên có năng lực chuyên môn tốt 2,90 0,83 4 5 Đề xuất của Tổ trưởng bộ môn 2,81 0,87 5

6 Đề xuất của Phó HT 2,54 0,52 6

7 Đăng ký của GV 2,36 0,67 7

8 Theo yêu cầu của phụ huynh 2,27 0,78 8

9 Hiệu trưởng tự phân công 2,18 0,75 9

10 GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp

từ đầu đến cuối cấp 2,09 0,83 10

11 GV chỉ làm chủ nhiệm ở một khối lớp, hết

năm học lại bàn giao cho GV khác 2,00 0,44 11 12 Theo số giờ lao động cá nhân 2,00 0,63 12

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy nếu bố trí đội ngũ GV chủ nhiệm lớp theo những nội dung như: HT tự phân công, GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp từ đầu đến cuối cấp, GV chỉ làm chủ nhiệm ở một khối lớp, hết năm học lại bàn giao cho GV khác, theo số giờ lao động cá nhân có kết quả thấp. Điều đó cho thấy HT, CBQL chưa thực sự quan tâm đúng mức công tác chủ nhiệm lớp.

Chúng tôi cũng tìm hiểu HS bằng câu hỏi số 1 (phụ lục 3) về một GVCN mà các em cần và thu được kết quả ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về nội dung phù hợp đối với GVCN lớp

Stt Nội dung Số

lượng %

Thứ bậc

1 Hiểu và thông cảm với HS 111 99,1 1

2 Hướng dẫn lớp trưởng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

có hiệu quả 110 98,2 2

3 Nghiêm khắc, công bằng và thân thiện với HS 109 97,3 3 4 Thông cảm, tha thứ cho HS vi phạm nếu có lý do

chính đáng 108 96,4 4

5 Nhiệt tình, phân tích điều hay, lẽ phải cho HS 107 95,5 5 6 Tổ chức các hoạt động rất vui và bổ ích cho HS 106 94,6 6 7 Theo dõi sát sao để phát hiện và xử lý các HS vi

phạm khuyết điểm 100 89,3 7

8 Nghiêm khắc, công bằng nhưng HS vẫn ngại gần

gũi 33 29,5 8

9 Ít hiểu và ít thông cảm với HS 8 7,1 9

10 Không bao giờ tha thứ cho HS vi phạm 4 3,6 10 Như vậy, HS cần một GVCN có kiến thức về tâm lý lứa tuổi, biết thông cảm với HS, nhưng phải nghiêm khắc và công bằng, thân thiện, có lòng vị tha. Ngoài ra, GVCN phải có khả năng tổ chức các hoạt động mang tính bổ ích, vui tươi để giảm áp lực, căng thẳng trong học tập cho HS.

Qua kết quả khảo sát của CBQL và HS, hai ý kiến trên khá tương đồng về phẩm chất và năng lực của người GVCN.

Phần lớn HT dựa vào tư cách đạo đức, năng lực công tác chủ nhiệm và chuyên môn của GV, phải trực tiếp giảng dạy tại lớp, dựa vào đề xuất của tổ trưởng chuyên môn và Phó HT, làm cơ sở sắp xếp, bố trí đội ngũ GVCN một cách hợp lý, khoa học. Chúng tôi đã khảo sát nội dung này và thu được

`kết quả ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL về mức độ thực hiện công tác nhân sự ở trường cho GVCN

Stt Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc

1 Tuyển chọn GV làm chủ nhiệm 3,27 0,46 1 2 Xây dựng kế hoạch tạo nguồn GVCN 2,72 0,64 2 3 Khảo sát, thăm dò năng lực GVCN 2,63 0,67 3

4 Bồi dưỡng, tập huấn GVCN 2,36 0,80 4

Công tác QL nhân sự đội ngũ GVCN được HT chú ý quan tâm. Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn, công tác khảo sát năng lực GVCN và lập kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn GVCN vẫn chưa được HT quan tâm đúng mức.

-Lập kế hoạch là chức năng điều kiện và quan trọng của người QL. Muốn kế hoạch đó có tính khả thi cao, thì nó phải có tính khoa học, hợp lý và thực tiễn. Để tìm hiểu về mức độ thực hiện lập kế hoạch QL công tác chủ nhiệm ở trường, chúng tôi đã khảo sát và thu được kết quả như sau :

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GVCN về việc lập kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm ở trường

Stt Nội dung Đối

tượng

Mức độ thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc

1

Lồng ghép trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường

CBQL 3,09 0,53 1 GVCN 3,74 0,64 1

2 Lập thành bản kế hoạch riêng CBQL 2,81 0,75 2 GVCN 3,25 1,24 3

3 Bản kế hoạch kiểm tra

CBQL 2,54 1,12 3 GVCN 3,29 0,94 2

Kết quả của bảng 2.11 cho thấy đánh giá của CBQL và GVCN việc lập kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm ở trường như sau:

Theo đánh giá chung, đa số CBQL đều có sự thống nhất trong xây dựng kế hoạch QL công tác chủ nhiệm và cho rằng việc xây dựng kế hoạch của trường mình là tốt. Trung bình cộng 3,09 là mức khá cao (thứ bậc 1) số CBQL đều thống nhất xây dựng kế hoạch được lồng ghép, tích hợp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Ý kiến của GVCN cũng tương đồng với ý kiến của CBQL.

Trao đổi thêm, chúng tôi thấy đa số các HT đều cố gắng trong việc xây dựng bản kế hoạch riêng cho công tác chủ nhiệm lớp, nhưng nội dung chưa đầy đủ theo yêu cầu hoặc làm cho có lệ. Các trường thường chỉ tập trung vào bản kế hoạch chung và bản kế hoạch chuyên môn, còn những bản kế hoạch khác có chất lượng không đạt yêu cầu nhằm để đối phó khi có kiểm tra. Để tìm hiểu về việc hiệu trưởng QL việc lập kế hoạch của GVCN, chúng tôi dùng câu hỏi số 6 (phụ lục 1), thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về việc lập kế hoạch của GVCN

Stt Nội dung QL Mức độ thực hiện

TB ĐLTC Thứ bậc

1 Lập kế hoạch cho năm học 3,55 1,50 1

2 Lập kế hoạch cho từng học kỳ 3,45 1,21 2 3 Lập kế hoạch cho từng tháng 2,55 0,44 3 4 Lập kế hoạch cho từng tuần 1,18 0,33 4

Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 chúng tôi thấy đa số HT thường xuyên chú trọng đến việc lập kế hoạch của GVCN và đạt kết quả khá, tốt. Tuy nhiên một số HT không thực hiện và thực hiện không thường xuyên về công tác QL kế hoạch tháng và tuần của GVCN. Đặc biệt là kế hoạch tuần, đây là kế hoạch

cụ thể cho từng hoạt động có tính mục đích cao. Nếu không có kế hoạch tuần thì GVCN sẽ lúng túng trong việc tổ chức các giờ sinh hoạt và bị động trong các hoạt động chung của nhà trường.

Như vậy, HT đã khoán trắng cho GVCN trong việc lập kế hoạch QL học sinh của lớp mình. CBQL thiếu định hướng chung trong toàn trường, vì vậy các GVCN hoạt động không đồng bộ và thiếu tính thống nhất.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)