Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 41 - 42)

luyện, phát triển nhân cách của HS đòi hỏi sự khách quan, chính xác, công bằng của người GVCN lớp.

Tóm lại, ngoài hoạt động dạy học trên lớp, GVCN còn phải tổ chức các hoạt động GD vừa nhằm xây dựng, phát triển tập thể, vừa GD đạo đức, hình thành, phát triển nhân cách cho HS qua việc: i)- Phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để GD học sinh; ii) - Đánh giá kết quả GD học sinh.

1.2.5. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THPT THPT

1.2.5.1. Khái niệm quản lý công tác chủ nhiệm lớp

QL công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động tổ chức, điều hành đội ngũ GVCN và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện.

1.2.5.2. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là quá trình người CBQL hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong công tác quản lý nhà trường, QL công tác chủ nhiệm lớp của HT không thể thiếu và rất quan trọng. Quản lý công tác chủ nhiệm ở trường THPT bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý đội ngũ GVCN: Căn cứ vào tình hình thực tế các lớp, Hiệu trưởng chọn lựa các GV có đủ tiêu chuẩn để làm chủ nhiệm ở lớp thích hợp. Xây dựng một đội ngũ GVCN lớp nhằm thực hiện việc QL và GD học sinh ở từng lớp. Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ GVCN. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của người Hiệu trưởng và CBQL trường THPT.

- Quản lý các hoạt động của GVCN.

+ Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm và kế hoạch tổ chức các hoạt động. Hướng dẫn GVCN lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch nếu cần.

+ Quản lý việc tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch. HT phải xem xét việc thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu, nắm vững đối tượng GD và môi trường GD; xây dựng tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, thân ái; tổ chức thực hiện các nội dung GD toàn diện; phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường; đánh giá kết quả GD học sinh.

+ Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch chung của toàn trường, HT đề ra những mốc thời gian để hoàn thành những công việc cụ thể, tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của GVCN theo công việc, theo tuần, tháng hoặc học kỳ.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)