Kế hoạch hoá công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 96 - 99)

Kế hoạch là công cụ để quản lý, giúp HT tập trung vào mục tiêu đã xác định đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Kế

hoạch hóa tạo sự đồng bộ, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung.

Việc lập kế hoạch để chỉ đạo và quản lý công tác chủ nhiệm lớp của HT là việc làm không thể thiếu trong quá trình quản lý. Giúp cho HT có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm học và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.

3.2.3.1. Nội dung

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên; kế hoạch hoạt động chuyên môn; kế hoạch của Đoàn thanh niên; kế hoạch của Công đoàn, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp bao gồm đầy đủ các mặt hoạt động và có phân chia thời gian thực hiện theo từng học kỳ, từng tháng. Bản kế hoạch phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi.

Bản kế hoạch phải có sự thống nhất cao từ BGH cho đến CB-GV trong nhà trường. HT là người duyệt kế hoạch và QL, chỉ đạo hoạt động.

3.2.3.2. Tổ chức thực hiện

HT phối hợp với Phó HT phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp xây dựng kế hoạch QL công tác chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học. Các cơ sở để xây dựng kế hoạch QL bao gồm tình hình đầu năm với những thuận lợi, khó khăn về mọi mặt trong nhà trường; mục tiêu giáo dục; phương hướng và nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT. Nội dung cơ bản của kế hoạch QL công tác chủ nhiệm của HT bao gồm: Tóm tắt tình hình nhà trường đầu năm (thuận lợi, khó khăn); quy mô phát triển trường lớp, mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ trọng tâm; công việc cụ thể và các biên pháp QL.

Để có thể QL công tác chủ nhiệm lớp của GV một cách hiệu quả, HT cần phải xây dựng chương trình QL công tác chủ nhiệm lớp theo các khoảng thời gian từng học kỳ, từng tháng trong năm học. Lúc đó chức năng QL sẽ được lần lượt lồng vào trong các nội dung QL theo từng khoảng thời gian bằng việc thể hiện ở từng công việc cụ thể của HT và đối tượng QL có liên quan bao gồm Phó HT phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp, GVCN, các lực lượng GD khác. Có những nội dung QL chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian nhưng cũng có nội dung thực hiện thường xuyên trong suốt năm học. Theo đó, việc sắp xếp thứ tự các nội dung QL cần thể hiện sự ưu tiên do tính chất quan trọng của công việc theo từng khoảng thời gian. Có như vậy, khi thực hiện việc QL theo kế hoạch, người HT mới phát huy tốt từng biện pháp.

Hướng dẫn GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp. Kế hoạch chủ nhiệm lớp của GVCN phải được xây dựng chính xác, cụ thể, khả thi, có tính khoa học, tính thực tế, phù hợp với tình hình của lớp, của trường. HT cần chuẩn bị các nội dung:

- Nhà trường phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên để đưa ra kế hoạch năm học đúng với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của năm học do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT đề ra.

- Cung cấp những văn bản, những thông tin cần thiết cho GVCN để xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch HĐNGLL, hoạt động xã hội, phối hợp với các phong trào của đoàn thể.

- Hướng dẫn cho đội ngũ GVCN lớp xây dựng kế hoạch một cách cụ thể như cung cấp các biểu mẫu để thống nhất trong toàn trường về nội dung, qui trình và thời gian thực hiện, phương thức tổ chức, lực lượng thực hiện, điều kiện CSVC cần thiết để thực hiện kế hoạch.

GVCN xây dựng bản kế hoạch chủ nhiệm cá nhân sắp xếp nội dung các hoạt động và thực hiện các công việc cụ thể phù hợp với từng khoảng thời gian trong năm học.

- Các loại kế hoạch chủ nhiệm cần thực hiện ngay từ đầu năm học cụ thể như:

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường thpt huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 96 - 99)