Khảo sát những khó khăn khi thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi dùng câu hỏi số 15 (phụ lục 2).
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy những khó khăn khi thực hiện công tác chủ nhiệm được GVCN phản ánh qua kết quả ở bảng 2.28 như sau:
Bảng 2.28. Đánh giá mức độ ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp
Stt Nội dung Mức độ
TB ĐLTC Thứ bậc
1 Lớp có quá nhiều HS chậm tiến 1,97 0,76 1 2 Môi trường xã hội, cộng đồng ảnh hưởng
đến quá trình GD 1,93 0,64 2
3 Kỹ năng tổ chức hoạt động cho HS hạn chế 1,92 0,71 3 4 Kiến thức và phương pháp QL, giáo dục HS
của bản thân còn hạn chế 1,84 0,72 4
5 Kỹ năng ứng xử sư phạm của bản thân hạn
chế 1,83 0,66 5
6 Khó khăn trong viêc gặp gỡ cha mẹ HS 1,76 0,62 6 7 Không có thời gian đến thăm nhà HS 1,75 0,65 7 8 HS phải học nhiều, khó tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp 1,67 0,71 8 9 Thiếu sự phối hợp của cha mẹ HS 1,66 0,73 9 10 Đoàn thanh niên của trường hoạt động yếu 1,66 0,69 10 11 Thời gian dành cho công tác chủ nhiệm ít 1,63 0,67 11 12 HS không thích giáo viên chủ nhiệm 1,61 0,81 12 13 Thiếu sự phối hợp của GV bộ môn 1,49 0,64 13 14 Thiếu sự trợ giúp của HT hoặc Phó HT 1,41 0,67 14
Kết quả của bảng 2.28 cho thấy:
Đa số GVCN cho rằng trong lớp có nhiều HS chậm tiến và môi trường xã hội ảnh hưởng rất lớn đến quá trình GD học sinh cũng như công tác chủ nhiệm.
Cũng có nhiều ý kiến của GVCN tự nhận thấy năng lực của mình còn hạn chế như: kỹ năng tổ chức hoạt động cho HS; kiến thức và phương pháp QL, giáo dục HS; kỹ năng ứng xử sư phạm; khả năng làm việc với cha mẹ HS trong việc trao đổi tình hình của HS.
Tiếp đến là thời gian dành cho công tác chủ nhiệm quá ít cho nên GVCN không đến thăm gia đình HS để tìm hiểu và phối hợp với cha mẹ GD học sinh.
Qua các ý kiến trao đổi nêu trên, HT phải chú ý hơn trong việc bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN về kỹ năng ứng xử sư phạm, kỹ năng tổ chức hoạt động cho HS. Bên cạnh đó, HT cũng cần phân công công việc hợp lý, tạo điều kiện về thời gian cho GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ.